Nhặt rác cứu san hô

Hơn 20 tình nguyện viên lặn nhiều giờ ở bãi đá đen dưới chân bán đảo Sơn Trà để nhặt rác, cứu các rạn san hô.

Ngày 17/7, Đại sứ môi trường biển Đào Đặng Công Trung cùng 20 thành viên câu lạc bộ bơi lội quận Thanh Khê ra bãi đá đen dưới chân bán đảo Sơn Trà để thu lượm rác. Sau ít phút khởi động, các tình nguyện viên toả ra nhiều hướng để cùng nhặt rác. Đây là những người có kinh nghiệm hoạt động dưới nước, nhiều người là huấn luyện viên của trường học trên địa bàn hoặc vận động viên bơi lội của thành phố.

Trên bãi đá hoang sơ, các tình nguyện viên đã thu lượm được khá nhiều rác, chủ yếu là túi nylon, hộp xốp đựng thức ăn nhanh do những người đến bãi đá ăn uống rồi bỏ lại.

Các tình nguyện viên sau đó lặn xuống nhặt rác ở các rạn san hô. Họ quan sát kỹ và di chuyển cẩn thận, không để chân dẫm đạp lên san hô.https://0dd05a68149166a6469107fe66cf7750.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Khá nhiều rác nằm lẩn khuất dưới các rạn san hô khiến tình nguyện viên phải dùng kính lặn quan sát kỹ, không bỏ sót chai, lọ, vỏ lon đang xâm lấn môi trường sống của san hô. Thực tế, nhiều rạn san hô ở bãi đá này đã bị hư hại, chết do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc du khách dẫm đạp khi đi lặn ngắm.

Nhiều lon bia, nước ngọt nằm vùi dưới cát ở độ sâu khoảng 3 mét. Câu lạc bộ bơi lội quận Thanh Khê đã 6 lần nhặt rác dưới đáy biển Đà Nẵng. Giảng viên trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng Phan Thanh Tin (45 tuổi), Chủ nhiệm câu lạc bộ cho biết sẽ cố gắng duy trì hoạt động này hàng tháng.

Một tình nguyện viên đã nhặt được rất nhiều rác sau lần lặn xuống đáy biển lục tìm ở các rạn san hô.https://0dd05a68149166a6469107fe66cf7750.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Đôi lúc tình nguyện viên phải dùng chân gắp rác từ đáy biển lên, tránh lặn quá sâu sẽ nguy hiểm nếu không quen điều áp.

Các tình nguyện viên mang theo túi cước để thu gom được nhiều rác, đỡ tốn công di chuyển vào bờ. Họ phát hiện có nhiều lưỡi câu mồi giả của cần thủ mắc vào các rạn san hô. Theo các chuyên gia, san hô phải mất một năm mới có thể phát triển được một vài cm nên nếu bị tổn thương, sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể phục hồi.

Các tình nguyện viên cho biết đây là trải nghiệm thú vị. Anh Nguyễn Ái Việt (46 tuổi, trú quận Thanh Khê), cùng hai con Nguyễn Hải Dương (lớp 6) và Nguyễn Hải Đăng (lớp 12) lần thứ ba tham gia thu gom rác ở đáy biển Đà Nẵng. Anh cho biết, hoạt động này đã thay đổi thói quen của gia đình. Khi đi đường, các con anh biết cầm vỏ chai nước đến bỏ thùng rác, hay khi lên Sơn Trà dã ngoại thì thu gom rác mang xuống thùng rác dưới chân núi.https://0dd05a68149166a6469107fe66cf7750.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Anh Đào Đặng Công Trung bên túi rác sau gần một giờ thu lượm dưới bãi đá. Người đàn ông ở tuổi 40 được biết đến với vai trò khởi xướng phong trào nhặt rác dưới đáy biển và trên bán đảo Sơn Trà. “Tôi muốn lan toả hành động này để mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường biển, có như vậy du lịch mới phát triển bền vững”, anh nói.

Tin liên quan