(Nhiếp ảnh Hà Nội) Hôm nay, tại buổi lễ ra mắt tập sách ảnh “Nhìn lại cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979” của Nhà báo – Nhà lý luận phê bình Nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường giúp tôi nhớ lại những kỷ niệm của gần 42 năm về trước với những con người có mặt hôm nay.
Vợ chồng NSNA Trần Mạnh Thường
Tới dự buổi lễ Ra mắt cuốn sách ảnh của NSNA Trần Mạnh Thường có Thiếu tướng PGS..TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viên Chiến lược và Khoa học Công an – Bộ Công an; .Nhà báo – NSNA Ngô Minh Đạo 84 tuổi, người đi cùng đoàn với phóng viên Nhật Bản (Tacano) đã chết tại mặt trận Lạng Sơn 1979; Nhà báo – TS.Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Nhà báo – NSNA Đinh Quang Thành 86 tuổi, một trong những nghệ sĩ sáng lập Hội NSNAVN và Hội NANT Hà Nội; Nhà báo – NSNA Vũ Quốc Khánh, nguyên Chủ tịch Hội NSNAVN khoá VIII; NSNA Nguyễn Thị Tuyết Minh, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội NANT Hà Nội cùng đông đảo bạn bè, gia đinh và giới văn nghệ sĩ Thủ đô. Mọi người trong buổi Lễ hôm nay đều có chung một nhận xét: Niềm vui, niềm Tự hào và Hạnh phúc nhất chính là cựu Thượng tá Quân y Nguyễn Thị Thu, phu nhân của NB – NSNA Trần Mạnh Thường, tác giả cuốn sách “Nhìn lại cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979”.
.
Toàn cảnh buổi Lễ ra mắt sách ảnh tại Trung tâm Lưu trữ Ảnh Nghệ thuật
Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
Nhìn lại ngày ấy…
Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chưa tới 60.000 quân, trong khi Trung Quốc ước tính có 600.000 quân với 9 quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn – trung đoàn pháo binh phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn…!
Trước tình thế cấp bách, ngày 4/3/1979 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhất tề đứng lên Bảo vệ Tổ quốc.
– Lệnh Tổng động viên được ban bố.
– Ngày 5/3/1979, Trung Quốc bất ngờ Tuyên bố rút quân, và rêu rao hoàn thành mục tiêu “dạy cho Việt Nam một bài học”.
– Ngày 7/3/1979, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân.
– Ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
Tôi muốn nhắc lại một chút để tránh đề cập đến tội ác man rợ của quân xâm lược Trung Quốc đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam, cũng như cuộc chiến vệ quốc khốc liệt của quân đội và nhân dân chúng ta tại dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc của đất nước.
” Cô bộ đội bế bé gái” chụp 20/2/1979 và hình ảnh ghi lại ngày hôm nay, sau gần tròn 42 năm
…Cuốn sách được Hội Nhà văn cấp phép xuất bản, sách dày 120 trang, với khuôn khổ 25×25 cm, gồm 110 ảnh đen trắng với những hình ảnh tư liệu chiến tranh quý giá.Tôi đặc biệt quan tâm tới tấm ảnh “Cô bộ đội bế bé gái” chụp ngày 20/2/1979. 37 năm sau, bé gái trong ảnh là Hoàng Thị Hiền mới gặp lại được “ân nhân” là cô bộ đội Bùi Thị Mùi. Tác phẩm Nhiếp ảnh đã lay động lòng người.
Chụp tấm hình kỷ niệm cùng các đại biểu, khách mời, văn nghệ sĩ dự buổi Lễ ra mắt cuốn sách hôm nay
Nhà báo – Nhà LLPB NA Trần Mạnh Thường năm nay đã trải qua 83 mùa Xuân. Ông được đào tạo Nhiếp ảnh tại Cộng hòa Dân chủ Đức trong những năm 1959 đến 1964 về nước được phân công về Xưởng phim đèn chiếu, rồi Nhà Xuất bản Văn hóa. Ông năng động, tính tình giản dị, tiết kiệm và cẩn trọng. Đặc biệt là ham mê thu giữ tư liệu..
Ông là tác giả của 64 đầu sách về Văn hóa, nghệ thuật và kỹ thuật Nhiếp ảnh. Đã có lần, cách đây hơn chục năm, trong chuyến đi sang Mỹ dài ngày ông và tôi đã tới đọc tại Thư viện Quốc hội Hợp chủng Quốc Hoa kỳ tại OaSinton DC lần đó đã phát hiện ra một điều: nơi đó có 6 đầu sách mang tên ông và cách đây 03 năm ông lại nhận được tin báo ở thư viện đó, có thêm 01 đầu sách nữa với tên của ông…
Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn năng động, nhiều năm liền giảng dạy tại Đại học Sân khấu & Điện ảnh với trách nhiệm gánh phần lý thuyết 05 bộ môn của khoa nhiếp ảnh trong nhà trường. Cũng đã hơn một lần ông nguyện “gác kiếm” với nghề – nhưng cho đến nay ông vẫn ham đi chụp và còn chụp nhiều hơn trước (nhưng bằng điện thoại xịn…).
Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn năng động, nhiều năm liền giảng dạy tại Đại học Sân khấu & Điện ảnh với trách nhiệm gánh phần lý thuyết 05 bộ môn của khoa nhiếp ảnh trong nhà trường. Cũng đã hơn một lần ông nguyện “gác kiếm” với nghề – nhưng cho đến nay ông vẫn ham đi chụp và còn chụp nhiều hơn trước (nhưng bằng điện thoại xịn…).
Đông đảo giới văn nghệ sĩ Thủ đô đến chúc mừng anh, NSNA Trần Mạnh Thường
Cho đến tận hôm nay, ra mắt được cuốn sách ảnh này, tôi thấy ông mới hả lòng, hơn hẳn những cuốn sách ảnh về thắng cảnh Đất nước, Bác Hồ với ngành Ngoại giao v.v… mà vì sách mà ông đã từng lặn lội đi khắp năm châu, bốn bể. Sau những chuyến tôi cùng ông đi từ Nhật Bản,
Hai phóng viên ảnh của cuộc chiến Vệ Quốc 1979, Trần Mạnh Thường & Trần Tuấn tại mặt trận Cao Bằng ngày ấy và hôm nay
Cũng ngày ấy, phóng viên ảnh của Nhà xuất bản Văn hóa Trần Mạnh Thường đã chụp ảnh kỷ niệm chiến trường với phóng viên ảnh Thời sự Thông Tấn Xã Việt Nam Trần Tuấn, để có hình ảnh Ngày hôm nay được nhìn lại. Thật tuyệt vời.
Bài: NSNA Trần Tuấn