(Nhiếp ảnh Hà Nội) Với một nhà nhiếp ảnh, việc cho ra một cuốn sác ảnh không phải là một chuyện dễ dàng. Việc bỏ tiền ra in đã khó. Nhưng bên trong cuốn sách ảnh nói gì lại càng khó hơn. Với Nhà Báo, NSNA, nhà NCLLPB Vũ Huyến cũng là một trường hơp như vậy. Vũ Huyến được giới nhiếp ảnh cả nước biết đến là một nhà NCLLPB và giảng dạy nhiều hơn là cầm máy chụp ảnh. Ông là một con người lúc nào cũng tràn đầy năng lượng, đi nhiều, viết nhiều, giảng dạy về nhiếp ảnh và chụp ảnh cũng nhiều…. Ròng rã gần nửa thập kỷ, và gần như cả cuộc đời lao động nghệ thuật với bộ môn thị giác này. Giờ đây gần vào cái tuổi thất thập cổ lai hy. Ông mới cho ra mắt một đứa con tinh thần sách ảnh: NHỮNG NGƯỜI SỐNG BÊN TÔI”. Cuốn sách ảnh đầu tiên và có lẽ cũng là cuốn sách ảnh duy nhất của Vũ Huyến với hơn 100 tác phảm ảnh được chụp ở nhiều thời gian và không gian khác nhau cả trong và ngoài nước.
Nhà Báo, NSNA, nhà NCLLPB Vũ Huyến
Cảm nhận đầu tiên đó là cuộc sống đời thường đúng như “Nhũng người sống bên tôi” của Vũ Huyến thật đẹp chân chất, giản dị và được chụp rất tự nhiên. Ảnh của Vũ Huyến không nặng về ánh sáng bố cục hay dàn dựng và sử dụng Photoshop. Nhưng mỗi bức ảnh là một câu chuyện. Xem ảnh ta có thể cảm nhận được tình yêu cháy bỏng của Ông với những người đang hiện hữu trước ống kính mà không phải nhà nhiếp ảnh nào cũng có được. Thành thật mà nói: nhiều nhà nhiếp ảnh hiện nay chụp ảnh rất đẹp nhưng xem thì không thấy “ảnh nói gì”. Nhưng với Vũ Huyến: có một số ảnh chưa thật đẹp nhưng mỗi bức ảnh của ông xem đều “thấy” ảnh của ông đang đề cập tới một vấn đề lớn nhỏ của cuộc sống.
Bữa cơm chiều trên sông
Cô gái lái đò trên sông
“Bữa cơm chiều trên sông” Là tình cảm của ông dành cho nhưng người dân chài lam lũ trên những con sông thuộc các tỉnh đồng bằng Sông Hồng chân chất thật thà nhưng họ rất tự tin vào cuộc sống… Khoảnh khắc về một cô gái lái đò trên sông có khuôn mặt và nụ cười xinh chẳng kém gì hoa hậu. Nụ cười hồn hậu của cô gái với hai bàn tay cầm mái chèo … Hai bàn chân cong lên trong dáng vẻ không hẳn là e lệ… Nụ cười làm xao xuyến người xem. Bức ảnh “Tin mới, tin mới “ là khoảnh khắc thật hiếm của cú bấm máy về một người dân thường bán điếu cày trên phố rất đời thường đang quan tâm tới các vấn đề về xã hội hoặc như là đang thư giãn, chờ đợi bán điếu với một tờ báo… rất đời thường.
Tin mới, tin mới
Vốn là một nhà CCLLPB, có nhiều năm giảng dạy viết sách và thẩm định về nhiếp ảnh. Sự trải nghiệm đã giúp ông phát hiện rất nhanh những hiện tượng phản ánh đời sống qua hình ảnh. Trước mắt ông là một hình ảnh cụ thể và ông đã thấy ngay được những vấn đề lớn đằng sau nó và nhanh tay bấm máy… Bức ảnh: “Câu chuyện của hai người“ là một ví dụ. Mặc dù ta không nhìn thất mặt của hai người trong ảnh nhưng khi xem ảnh ta như thấy cả một vấn đề lớn của cuộc sống… thậm chí xa hơn là chiến tranh, sự chia ly, xa cách… Không gian sống không thể tách rời cuộc sống của chúng ta. Và đặc biệt “Những người sống bên tôi” của Vũ Huyến luôn lạc quan và pha chất hài ước. Bức ảnh: “Nghệ thuật dành cho tất cả” chụp về một cô gái bán rau và xem triển lãm. Bức ảnh thật thú vị khi nhìn từ dáng vẻ của cô gái quê khi đang chăm chú xem ảnh nghệ thuật. “Đón tết Nguyên Đán” một anh bạn trẻ ngồi gếch trên xích lô tay đỡ cây quất và cười thật tình người, đó là một hạnh phúc giản đơn không giàu sang song ấm áp và thanh bình… “Hộ chiếu đi Tây” là khoảnh khắc thú vị về việc chụp ảnh và làm ảnh chân dung ở Việt Nam trong những năm 60-70 của thế kỷ XX. “Ký túc xá sinh viên “ là sự phát hiện về đời sống sinh viên ở những khu ký túc xá sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội qua những quần áo giăng như mắc cửi, phản ánh một đời sống thực đầy khó khăn gian khổ…. của sinh viên Việt Nam trong thập niên 80-90.
Nghệ thuật dành cho tất cả
Hộ chiếu đi Tây
Mưa Cà Mau
Có thể nói, mỗi một bức ảnh trong cuốn sách ảnh “Những người sống bên tôi” của Vũ Huyến sau những khoảnh khắc bấm máy như một kỷ niệm không bao giờ quên về cuộc đời của chính tác giả có hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật về nghệ thuật nhiếp ảnh. Còn với người xem thì mỗi bức ảnh như những chiếc đinh đóng vào cuộc sống thay cho ngàn lời nói.
Bài: NSNA Vũ Dũng
Ảnh: NSNA Vũ Huyến