Triển lãm tranh cổ động hơn 60 năm trước

Phòng trưng bày mới của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu 30 tác phẩm, thuộc loại hình Nghệ thuật Đồ họa, sáng tác giai đoạn 1958 – 1986.

Ngày 23/6, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai trương không gian trưng bày mới với tên gọi Sưu tập tranh cổ động. Phòng trưng bày chuyên đề giới thiệu 30 tác phẩm tranh cổ động sáng tác từ 1958 – 1986. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 54 năm thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (24/6/1966 – 24/6/2020), đồng thời hướng tới kỷ niệm 75 năm cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.

Không gian mới này là mạch kết nối giữa các nhà trưng bày thường xuyên của Bảo tàng, được cho là giúp lộ trình tham quan của du khách liên tục và thuận tiện hơn.

Không gian mới này là mạch kết nối giữa các nhà trưng bày thường xuyên của Bảo tàng, được cho là giúp lộ trình tham quan của du khách liên tục và thuận tiện hơn. Ảnh: Kiều Dương.

Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho biết: “Các tác phẩm được trưng bày lần này mang ý nghĩa ghi lại những mốc son lịch sử của cách mạng dân tộc và hoạt động tuyên truyền trên mọi mặt của đời sống. Bộ sưu tập cũng khẳng định vai trò quan trọng và tính nghệ thuật của loại hình đồ họa này, giúp công chúng có cái nhìn toàn diện hơn về nền mỹ thuật Việt Nam”.
Tranh cổ động là thể loại đặc biệt trong nghệ thuật đồ họa. Nét đặc trưng của loại hình này là tính ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu để kịp thời đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước đến với nhân dân.

Theo Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến, tranh cổ động ra đời trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

“Từ những năm 1920, tranh tuyên truyền, cổ động cho phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa do nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc vẽ đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ) xuất bản tại Pháp đã gây chấn động lớn trong các nước thuộc địa. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh với cơ quan ngôn luận là báo Việt Nam Độc lập. Trên tờ báo này, các chữ Việt Nam Độc lập được vẽ kết hợp thành một người dân Việt đội nón, thổi kèn loa, kèm theo bốn câu thơ rất dễ hiểu, kêu gọi mọi người đoàn kết cứu nước. Từ đó, tranh cổ động đã đứng vững trong mọi thời kỳ phát triển xã hội, góp phần không nhỏ trong tuyên truyền đại quy mô”, nhà nghiên cứu cho biết.

Tranh cổ động in trong cuốn sách mới ra mắt. Cả hai tác phẩm này đều vẽ năm 1968 bằng chất liệu bột màu, với tên gọi là Việt Nam nhất định thắng (trái) và Bài ca chiến thắng.

Tranh cổ động in trong cuốn sách mới ra mắt. Cả hai tác phẩm này đều vẽ năm 1968 bằng chất liệu bột màu, với tên gọi là Việt Nam nhất định thắng (trái) và Bài ca chiến thắng.

Tất cả tác phẩm được giới thiệu tại phòng trưng bày là bản gốc do các họa sĩ vẽ tay trước khi đem đi in ấn hàng loạt bằng nhiều phương pháp, từ thủ công đến áp dụng máy móc. Khi nhìn gần, người xem có thể thấy trên tranh có những đường kẻ, vẽ, dựng hình của tác giả. Chất liệu của tranh cổ động giai đoạn này thường là bột màu với các ưu điểm như tính gọn nhẹ, khô nhanh, nhiều lựa chọn về sắc độ…

Cũng trong dịp này, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và nhà xuất bản Mỹ thuật giới thiệu ấn phẩm về tranh cổ động mang tên Khát vọng hoà bình, gồm 81 tác phẩm của nhiều tác giả, sáng tác trong giai đoạn 1958 – 1986. Những bức tranh đã chọn lọc để đưa vào sách được nhận định là cho thấy sự thành công của tranh cổ động bởi lối tuyên truyền bằng hình ảnh, thể hiện đường lối lãnh đạo, phản ánh hành động cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước và nhiều phẩm chất đáng quý khác của quân và dân Việt Nam.

Từ trái sang: Tác phẩm Công nhân bám máy, bám lò sản xuất của tác giả Nguyễn Văn Thiện vẽ năm 1967, kích thước 104 x 72 cm. Tiếp theo là bức Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân của họa sĩ Lê Lam, ra đời năm 1968, kích thước 84 x 49 cm. Bên cạnh là tác phẩm Ngăn chặn chiến tranh, tác giả Thục Phi sáng tác năm 1986, kích thước 78 x 54,3 cm.

Từ trái sang: Tác phẩm Công nhân bám máy, bám lò sản xuất của tác giả Nguyễn Văn Thiện vẽ năm 1967, kích thước 104 x 72 cm. Tiếp theo là bức Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân của họa sĩ Lê Lam, ra đời năm 1968, kích thước 84 x 49 cm. Bên cạnh là tác phẩm Ngăn chặn chiến tranh, tác giả Thục Phi sáng tác năm 1986, kích thước 78 x 54,3 cm.

Các bức tranh Việt Nam – Hồ Chí Minh (trái) của tác giả Nguyễn Nùng vẽ năm 1979, kích thước 53 x 75 cm. Bên cạnh là tác phẩm Truyền thống anh hùng, do họa sĩ Đào Đức sáng tác năm 1975, kích thước 76 x 51,3 cm và bức Sẵn sàng cảnh giác chiến đấu, tác giả Chu Hùng Sơn vẽ năm 1979, kích thước 49 x 73 cm.

Các bức tranh Việt Nam – Hồ Chí Minh (trái) của tác giả Nguyễn Nùng vẽ năm 1979, kích thước 53 x 75 cm. Bên cạnh là tác phẩm Truyền thống anh hùng, do họa sĩ Đào Đức sáng tác năm 1975, kích thước 76 x 51,3 cm và bức Sẵn sàng cảnh giác chiến đấu, tác giả Chu Hùng Sơn vẽ năm 1979, kích thước 49 x 73 cm.

Bức tranh sử dụng kỹ thuật in lưới của tác giả Đỗ Hữu Huề sáng tác năm 1973 với tên gọi Tuổi xanh nhịp bước theo chân Bác, kích thước 52 x 75 cm.

Bức tranh sử dụng kỹ thuật in lưới của tác giả Đỗ Hữu Huề sáng tác năm 1973 với tên gọi Tuổi xanh nhịp bước theo chân Bác, kích thước 52 x 75 cm.

Một số tác phẩm tranh cổ động giai đoạn sau 1975. Công việc của các họa sĩ vẽ tranh cổ động lúc ấy có thêm một trách nhiệm là thể hiện sự nghiệp cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, được chia thành từng thời kỳ.

Một số tác phẩm tranh cổ động giai đoạn sau 1975. Công việc của các họa sĩ vẽ tranh cổ động lúc ấy có thêm một trách nhiệm là thể hiện sự nghiệp cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, được chia thành từng thời kỳ.

Hai dấu mốc lớn có thể kể đến là việc Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ nhất quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976), Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối Đổi mới tư duy (1986).

Hai dấu mốc lớn có thể kể đến là việc Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ nhất quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976), Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối Đổi mới tư duy (1986).

Tin liên quan