(Nhiếp ảnh Hà Nội) Trong suốt 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc Việt Nam kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh, Nguyễn Thanh Tuấn đã khám phá ra những vẻ đẹp tiềm ẩn rất riêng có của vùng đất nơi địa đầu tổ quốc này. Anh tự khiêm tốn nhận mình là Người kể chuyện bằng hình ảnh, với những góc nhìn rất riêng…
10 năm Tây Bắc sẽ được Nguyễn Thanh Tuấn giới thiệu trong Tây Park
Nguyễn Thanh Tuấn, một người yêu văn hóa Việt và yêu xê dịch. Tuấn bắt gặp câu chuyện tình yêu cảm động của chàng trai người Thái đen là Minh và Chọi một cô gái Mường. Cả hai đều khiếm thính và bị câm yêu nhau và gây dựng nên một gia đình với những đứa con khỏe mạnh.
Tuấn được gia đình họ đón tiếp nồng hậu với những bữa cơm giản dị, những chén rượu ngon và cả những điệu múa, tiếng khèn, tiếng đàn. Tuấn thực sự ấn tượng hình ảnh tần tảo của người phụ nữ vùng cao chăm sóc gia đình và làm đủ công việc hằng ngày tuy vất vả nhưng họ vẫn luôn lạc quan, hạnh phúc. Khi ra về, Tuấn được gia đình trân trọng tặng cho một chiếc khăn Piêu như minh chứng của tình bạn và hy vọng về một ngày nào đó anh có thể lan tỏa những vốn quý của nét đẹp người vùng cao đi muôn nơi.
Tiếp tục hành trình khám phá, Tuấn gặp gỡ những sản phẩm thủ công độc đáo của bà con Tây Bắc khiến anh có nguồn cảm hứng sáng tạo nên những tác phẩm nhiếp ảnh tuyệt vời.
Bỗng Tuấn nghe tin khu vực của gia đình người bạn Minh và Chọi bị sạt lở, Tuấn lo lắng rồi vội vã trở về để tìm gia đình người bạn quý. Rất may mắn họ vẫn sống sót sau thiên tai, họ lại dựng nhà, dựng cửa thể hiện một ý chí quật cường, một tình yêu bao la với mảnh đất cha ông họ để lại. Kết thúc, mọi người cùng nhau nhảy múa trong tiếng đàn đấy vui vẻ, trong đầu Tuấn tự nhiên liên tưởng tới làn điệu hát Chầu Văn Giá Cô Bé Thượng Ngàn đầy linh thiêng với câu văn: Cầu cho Quốc Thái dân an.
Bản thân Thanh Tuấn còn cảm nhận được sự tương tác đặc biệt giữa Tín ngưỡng thờ Sơn Trang nằm trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt, đặc biệt là các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Đây là tín ngưỡng thờ các vị thần thánh bảo hộ cho miền rừng núi, trung du, bảo hộ cho nông nghiệp chăn nuôi. Các vị thần thánh trong tín ngưỡng thờ Sơn Trang đa phần là nữ thần, mẫu thần, các bà chúa, các cô v.v…
Bên cạnh đó những câu chuyện thật của những người Tuấn đã gặp, đó cũng có thể là câu chuyện mà Mẹ thiên nhiên luôn thử thách con người trước những thiên tai, những trận sạt lở để từ đó chúng ta có thể cảm nhận được sự quật cường của con người Tây Bắc luôn biết vươn lên thích ứng trước nghịch cảnh. Từ đó, Nguyễn Thanh Tuấn cũng muốn truyền tải một thông điệp ý nghĩa đối với toàn bộ các món quà tương tự như hoa và quà tặng hoặc bất cứ trao đổi, giá trị nào mà triển lãm cũng như show trình diễn mang lại, cá nhân Thanh Tuấn sẽ trích từ nguồn này để có thể cùng các nghệ sĩ đến với làng Nủ để tạo dựng các không gian văn hóa như: bích họa, bảo tàng nghệ thuật để tạo dựng thêm phần nào đó những hy vọng mới cho vùng đất.
Khó ai có thể tưởng tượng rằng những câu chuyện, những nét văn hóa tưởng như đơn lập đôi khi phần nào có những rào cản nhất định ấy lại có thể hài hòa cùng xuất hiện trong sự sắp xếp của Nguyễn Thanh Tuấn và hòa vào thực tại. Từ đó nêu bật được những tâm lực trong từng nhân vật của kịch bản.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn chia sẻ quá trình 10 năm trải nghiệm Tây Park
Tây Park – Ngàn được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc Việt Nam kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn, người khiêm tốn nhận mình là Người kể chuyện bằng hình ảnh. Tại triển lãm công chúng sẽ được thưởng thức 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc nơi mà Nguyễn Thanh Tuấn chạm gặp trong những chuyến làm phim, sản xuất các chương trình nghệ thuật. Đó có thể là những người phụ nữ thầm lặng nghiên cứu, sưu tầm hàng ngàn vốn quý của Tây Bắc thành những áng văn chương, sách vở. Có thể là những người phụ nữ khiếm thính, bị câm nhưng nuôi nấng 5, 7 người con nên người… và hàng trăm chân dung như vậy khiến Thanh Tuấn ám tượng và mong muốn được kể nhiều hơn về họ. Chính vì vậy công chúng sẽ được thấy những dòng chú thích ở mỗi tác phẩm được kể lại như những mẩu truyện ngắn trên giấy dó. Trong triển lãm lần này Thanh Tuấn tập trung vào hình ảnh chân dung những người phụ nữ ở Tây Bắc ở góc nhìn cận cảnh giúp người xem thấu hiểu hơn về câu chuyện của từng nhân vật.
Cảm hứng với chất liệu giấy dó đến với Tuấn từ khoảng năm 2014 cho đến năm 2019, bắt nguồn từ việc Tuấn khám phá ra nhiều loại giấy dó của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc dọc theo quốc lộ 6 lên đến Điện Biên luôn có nhiều gốc khác nhau từ vỏ cây dướng, cây giang, rơm và đặc biệt phải nhắc đến cây Leo mọc trên núi đá ở Điện Biên. Rừng nguyên sinh còn thì những loài cây này mới có thể tồn tại và tiếp tục được bà con dùng phương pháp thủ công lưu giữ. Đại đa số giấy dó được bà con dùng trong các nghi thức tâm linh như làm vàng mã, dán ở ban thờ và ít khi được ứng dụng với các loại hình khác.
Điểm khó khăn nhất khi thực hiện in ảnh trên chất liệu giấy dó đó là việc xử lý bề mặt giấy để có thể phù hợp với công nghệ in ấn hiện đại do giấy dó có độ sần và các mép không hoàn chỉnh dẫn đến việc dễ bị dắt giấy hoặc kẹt giấy.
Khi in ảnh trên giấy dó nét hoài cổ và độ xuyên sáng trên mỗi tác phẩm đem đến một cảm nhận thú vị với riêng cá nhân Thanh Tuấn từ đó tạo ra những hiệu ứng về thị giác nhất định.
Phát triển từ chất liệu này, Nguyễn Thanh Tuấn đã đa dạng cách sắp đặt các tác phẩm nhiếp ảnh tại triển lãm từ việc đặt ảnh trên mặt mâm mây đan lát của người Thái, kết hợp với chiếc điếu ục bằng tre, gắn trên thổ cẩm..vv Toàn bộ các tác phẩm được bố trí trong không gian rộng 100m2 của Area 75 Art & Aution tại 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng được đặt để theo logic hành trình trải nghiệm đi qua các tỉnh Tây Bắc theo thứ tự giao thông: Hòa Bình – Sơn La – Yên Bái – Lào Cai – Điện Biên giúp người xem có được trải nghiệm trọn vẹn về Tây Bắc.
Cụm biểu tượng của Tây Park – Ngàn cảm hứng chính từ những nét hoa văn trên trang phục của đồng bào Tây Bắc tuy cứng cáp nhưng cũng gợi tả về những khúc cua quanh co của đường đèo. Cũng có thể hiểu biểu tượng này như hai dấu hỏi lớn ghép vào nhau tạo ra chữ T – chữ cái đầu tiên của TAY PARK. Những dấu hỏi ấy chính là sự bí ẩn của thiên nhiên, văn hóa vùng đất luôn hấp dẫn những ai ưa khám phá trải nghiệm và cũng là dấu hỏi cho chính Thanh Tuấn sẽ còn gì chờ đón chính mình ở hành trình tiếp theo? Cụm biểu tượng này sẽ được nhắc lại nhiều lần trong triển lãm với loạt chân dung phụ nữ vùng cao tạo nên hay ở góc nhìn trên cao ta sẽ thấy rõ hơn trong không gian triển lãm.
Nguyễn Thanh Tuấn sẽ hóa thân là một nhân vật trong chính kịch bản của show diễn tại triển lãm để có thể tự kể câu chuyện của mình thông qua tình huống và hành động được sắp đặt mà không dùng lời nói hay lời dẫn như các vai trò trước đây đã tham gia.
Thông tin thêm về Nguyễn Thanh Tuấn:
Nguyễn Thanh Tuấn là một gương mặt khá quen thuộc trên sóng truyền hình với các series truyền hình thực tế như: Đi là đến (VTVCab), Hành trình 1735+ (QPVN), Giờ kết nối (QPVN), Nét ẩm thực Việt (VTV3) Hành trình vẻ đẹp (VTV1)… trong vai trò MC, người dẫn chương trình, nhân vật trải nghiệm. Anh còn biết đến với vai trò tổ chức sản xuất, biên kịch, đạo diễn…
TAY PARK – NGÀN VISUAL EXHIBITION
Đơn vị phối hợp tổ chức: Area 75 Art & Aution
Địa chỉ: 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Triển lãm “Tây Park – Ngàn” diễn ra từ 𝟏𝟕𝐡𝟑𝟎 ngày 𝟐𝟔/𝟏𝟏/𝟐𝟎𝟐𝟒 – nơi những câu chuyện về Tây Bắc được hé mở…
Show “Tây Park – Ngàn” diễn ra từ 𝟐𝟖.𝟏𝟏.𝟐𝟎𝟐𝟒 – 𝟎𝟏.𝟏𝟐.𝟐𝟎𝟐𝟒 mang đến những hoạt động chân thực của người dân Tây Bắc không chỉ qua những thước phim