Mỗi ngày bà Đinh Thị Cúc, 62 tuổi, làm từ 40 đến 50 kg bánh gật gù, bán 30.000 đồng mỗi kg.34
Những ngày này, trong căn nhà nhỏ ở phố Hòa Bình, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, bà Cúc hối hả làm bánh gật gù để giao cho khách. Bà làm không kịp nghỉ tay, làm đến đâu khách lấy hết đến đó.
Bánh gật gù là món ăn nổi tiếng của huyện Tiên Yên, hình thức khá giống bánh cuốn nhưng không có nhân và được cuộn tròn. Bánh được cắt từng khúc dài 15-20 cm khi bày lên đĩa.
Để làm ra mẻ bánh ngon, gạo được ngâm khoảng một đêm. Bà Cúc theo nghề này được hơn 30 năm, đến nay thị trấn Tiên Yên chỉ còn bà làm.
“Người dân đến tận nhà mua. Còn số lượng lớn từ 10 kg trở lên chủ yếu là cho các nhà hàng và đám cưới, liên hoan…, họ thường đặt trước. Mỗi ngày tôi làm từ 40 đến 50 kg bánh, hôm nào đông đơn hàng thì có thêm một người phụ giúp”, bà Cúc nói.
Gạo sau khi ngâm sẽ để nguyên nước cho vào máy nghiền thành bột.
Gạo ngâm nước được nghiền thành bột sền sệt. Bà Cúc thường chọn gạo Bao Thai, trung bình một kg gạo làm được 2 kg bánh.
Khi tráng, bà Cúc đổ một lớp bột bánh dày vừa phải lên khuôn, không đổ mỏng như bánh cuốn cũng không quá dày như bánh đa.https://c3f730e1d11a1457305f2d57a513d55d.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Khi bánh chín nở phồng lên, bà Cúc dùng chiếc que, khéo léo xiên từ dưới miếng bánh đưa lên rồi tiếp tục tráng mẻ mới.
Bánh được cuộc tròn đều lại. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngày bà Cúc thu lời từ 600.000 đến 900.000 đồng mỗi ngày.
Bánh gật gù được bán 30.000 đồng mỗi kg. Trong các mâm cỗ lễ cưới, tiệc liên hoan… ở Tiên Yên thường không thể thiếu món bánh gật gù.https://c3f730e1d11a1457305f2d57a513d55d.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Bánh gật gù ngon còn phụ thuộc vào nước chấm, được làm từ hành khô, mỡ gà, mắm, thịt. Mỗi bát con nước chấm giá 20.000 đồng.
Bà Cúc làm liên tục không nghỉ tay nên không có thời gian cân bánh cho khách. Nhiều người đến mua bánh đã chủ động đong mắm chấm vào túi và tự cân bánh.