Lễ hạ nêu trong hoàng cung Huế

(Khám phá)

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu tại Thế Tổ Miếu, đánh dấu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc, ngày mùng 7 Tết.

Sáng 31/1 (mùng 7 Tết), trong bộ áo dài khăn đóng, ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, chủ trì lễ hạ nêu với sự tham gia của binh lính, đội nhã nhạc theo nghi thức của triều Nguyễn xưa.

Mâm cỗ cúng lễ hạ nêu đủ bàn thượng, trung, hạ, bày trí các lễ vật như: hương hoa, đèn, mâm ngũ quả, mâm xôi, gà trống luộc, heo quay, cau trầu, vàng mã.

Lễ hạ nêu được tổ chức ở Thế Tổ Miếu, đánh dấu kỳ nghỉ Tết kết thúc. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ hạ nêu được tổ chức ở Thế Tổ Miếu, đánh dấu kỳ nghỉ Tết kết thúc. Ảnh: Võ Thạnh

Sau khoảng 30 phút tổ chức các nghi lễ, cây nêu được hạ xuống, kim ấn được lấy ra khỏi hộp đánh dấu kỳ nghỉ Tết Canh Tý kết thúc, bắt đầu ngày làm việc đầu năm mới.

Cây nêu bằng tre dài hơn 15 m, được dựng lên vào ngày 23 tháng chạp, đánh dấu kỳ nghỉ Tết bắt đầu. Ở phía trên đọt cây nêu treo kim ấn với bốn chữ Phú – Thọ – Khang – Ninh, mang ý nghĩa giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên.

Nghi lễ hạ nêu tiến hành theo nghi thức của triều Nguyễn. Ảnh: Võ Thạnh

Lễ hạ nêu tiến hành theo nghi thức của triều Nguyễn. Ảnh: Võ Thạnh

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã lấy kim ấn từ cây nêu đóng vào các tờ giấy có ghi chữ như Phúc, Lộc, Đạt, Tâm, Tiến… tặng du khách và người dân tham gia lễ hạ nêu. Các chữ thư pháp này do ông Phó giám đốc trung tâm, ông Nguyễn Phước Hải Trung, viết.

Theo quan niệm của người xưa, những chữ này cầu chúc yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.

Người dân xếp hàng xin chữ sau lễ hạ nêu. Ảnh: Võ Thạnh

Người dân xếp hàng xin chữ sau lễ hạ nêu. Ảnh: Võ Thạnh

Nhiều du khách tham quan Đại nội Huế, chứng kiến nghi lễ hạ nêu, đã xếp hàng  xin chữ.

Sau lễ hạ nêu ở Thế Tổ Miếu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế lần lượt hạ nêu ở điện Long An và các điểm di tích khác trong hoàng cung.

Tin liên quan