Những kỷ niệm đẹp

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Vĩnh Phúc – một tỉnh thuộc vùng đất cổ của Việt Nam. Vĩnh Phúc có bề dày lịch sử – văn hóa lâu đời. Nơi đây có nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc; có nhiều di tích và danh lam thắng cảnh mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và giá trị tâm linh. Cách trung tâm Thành phố Vĩnh Yên khoảng 15km về hướng Đông và cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Bắc có Nhà Sáng tác Đại Lải. Nhà Sáng tác Đại Lải nằm ngay cạnh Hồ Đại Lải. Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo rộng lớn, nằm sát chân dãy núi Tam Đảo thuộc hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh – Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Xưa kia, Hồ Đại Lải là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa núi Thằn Lằn và các đồi trọc.

cong tien thinh

Ảnh: Công Tiến Thịnh

Mùa mưa, nước lũ từ các con suối đổ về như thác và cũng rút đi rất nhanh, cuốn theo phù sa màu mỡ khiến đồng ruộng bị xói mòn, khô cằn. Năm 1959 công trình xây dựng hồ chứa nước Đại Lải được khởi công để khắc phục tình trạng trên. Đến năm 1963 Hồ Đại Lải cơ bản đã hoàn thành, mặt hồ rộng 525ha in bóng dãy núi Tam Đảo, núi Thằn Lằn hòa cùng sắc trời tạo nên bức ảnh thiên nhiên non nước hữu tình rất thơ mộng, huyền ảo, thoáng mát, trong lành, bình yên. Đến đây bạn có thể dạo chơi, ngắm cảnh, du thuyền trên mặt hồ, tắm mát, câu cá, leo núi, thăm Hang Dơi, Đảo Ngọc; thăm khu Resort Flamingo; thăm làng dân tộc Sán Dìu và nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc; hoặc thả bộ trong các rừng thông bạt ngàn long lanh dưới ánh bình minh hoặc hoàng hôn v.v…

Ngay khai mac Trai Sang tac.... - dinh xuan bao

Lễ khai mạc Trại Sáng tác Ảnh – ảnh: Đinh Xuân Bảo

NSNA Dinh Viet Hung - Chi hoi truong Chi hoi NSNAVN Vinh Phuc chao mung doan nhan ngay khai mac Trai Sang tac Anh nghe thuat 2016 - dinh xuan bao

NSNA Đinh Việt Hùng – Chi hội trưởng Chi hội NSNAVN Vĩnh Phúc chào mừng đoàn nhân ngày khai mạc Trại Sáng tác Ảnh nghệ thuật 2016 – ảnh: Đinh Xuân Bảo

Thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội phối hợp với Nhà Sáng tác Đại Lải thuộc Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác Văn học Nghệ thuật mở Trại Sáng tác Ảnh nghệ thuật năm 2016 tại Nhà Sáng tác Đại Lải – Vĩnh Phúc. Thời gian mở trại kéo dài 07 ngày, từ 16 – 22/10/2016, do NSNA Nguyễn Thị Tuyết Minh – Phó chủ tịch, Trưởng ban Phong trào – Hội viên, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội làm trưởng đoàn. Tham dự trại có 30 nghệ sĩ nhiếp ảnh bao gồm cả sáng tác và lý luận phê bình. Sáng 16/10/2016, Trại Sáng tác Ảnh nghệ thuật đã được khai mạc tại hội trường Nhà Sáng tác Đại Lải trong không khí trang trọng, tưng bừng, phấn khởi. Tới dự lễ khai mạc có các đại biểu Hội LHVHNT Hà Nội, BCH Hội NANT Hà Nội, Ban Giám đốc Nhà Sáng tác Đại Lải và 30 NSNA tham dự trại.

nhiep-anh-ha-noi-anh-nghe-thuat-trai-sang-tac-dai-lai-01

Ảnh: Tiến Bách

nhiep-anh-ha-noi-anh-nghe-thuat-trai-sang-tac-dai-lai-02

Dân tộc San Dui – ảnh: Tuyết Minh

Đoàn chúng tôi đến Nhà Sáng tác Đại Lải vào những ngày cuối Thu với sự đón tiếp nồng hậu của của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà Sáng tác Đại Lải. Tiết trời Đại Lải giữa tháng 10 thật đẹp, vừa có chút se lạnh của gió heo may lại vừa có nắng vàng óng ả như tơ của mùa Thu. Phong cảnh nơi đây đầy chất thơ trữ tình, huyền ảo, lung linh trong nắng Thu đẹp như tiên cảnh. Anh chị em trong đoàn cùng các đại biểu đều hân hoan, rạo rực trong ngày khai mạc Trại. Đây là dịp chúng tôi được đến với Nhà Sáng tác nổi tiếng và quen thuộc, đã từng là nơi ghi đậm dấu ấn nhiếp ảnh, những áng văn thơ, nhạc họa… và nhiều kỷ niệm đẹp của rất nhiều lớp người đi trước. Đây cũng là dịp để anh chị em nghệ sĩ nhiếp ảnh chúng tôi được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật và được hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ của quê hương, đất nước. Đó cũng là động lực khiến “dân nhiếp ảnh” chúng tôi tự hào và gắng lao động sáng tạo nghệ thuật trong những ngày lưu lại nơi đây. Qua mỗi lần tham dự trại sáng tác như thế này, chúng tôi lại thấy mình thêm vững tay máy.

Thap Binh Son - Tran Son

Tháp Bình Sơn – ảnh: Trần Sơn

Đại Lải quả là một vùng đất huyền diệu lý thú, hoang sơ đầy sức quyến rũ tạo nên một bức ảnh quê thật tươi vui, nhộn nhịp, sống động, thanh bình, đầy chất thơ. Bảy ngày ở Nhà Sáng tác Đại Lải, chúng tôi đã gắng hoàn thành nhiệm vụ để có được những tác phẩm yêu thích, bắt mắt. Điều hạnh phúc lớn đối với tôi và chắc hẳn với nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh khác cũng vậy, chính là được gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với anh chị em trong đoàn, với các NSNA địa phương v.v…Có những hôm chúng tôi cùng nhau dạo quanh hồ, trong rừng thông, vừa chụp ảnh vừa trò chuyện rất sôi nổi, vô tư rồi phá lên cười thật sảng khoái. Những vạt nắng Thu trải rộng khắp cánh rừng thông, trên những thửa ruộng vừa gặt xong. Mùi hương lúa còn sót lại thoang thoảng trong gió Thu thật quyến rũ càng làm say đắm lòng người. Khắp các ngõ xóm râm ran tiếng trò chuyện của bà con nông dân, tiếng cười đùa của những nam thanh nữ tú cùng tiếng nô đùa, reo hò của lũ trẻ làm không khí càng thêm tưng bừng, náo nhiệt. Chúng tôi mỗi người mỗi góc, mỗi xóm và cứ mê mải chụp cảnh sinh hoạt xóm làng nhộn nhịp không thấy chán.

Lien hoan tong ket trai sang tac.... - tuyet minh

Liên hoan tổng kết trại sáng tác – ảnh: Tuyết Minh

nhiep-anh-ha-noi-anh-nghe-thuat-trai-sang-tac-dai-lai-05

Nghệ sĩ – ảnh: Ngô Minh Đạo

Chieu ve - Vũ Mạnh

Chiều về – ảnh: Vũ Mạnh

Sự rung động của người đam mê nhiếp ảnh quả vô bờ, các anh các chị đã mang vẻ đẹp mộc mạc của đồng quê; sự trong sáng, hồn nhiên, thơ ngây qua nụ cười và ánh mắt trẻ thơ; sự thân thiện, gần gũi, nhân hậu, mến khách của người dân; sự trong sáng, duyên dáng chân chất của các thôn nữ; niềm hạnh phúc giản dị của những người già, cảnh đẹp của con sông bến nước v.v…  đến với bè bạn, công chúng yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh. Ngay cả những gốc Đa, cổng làng, rặng tre, những con ngõ nhỏ cũng là nguồn cảm xúc cho các tay máy tạo ra những tác phẩm thật đẹp, thật xúc động. Ngoài ra đoàn chúng tôi còn tổ chức những đợt đi sáng tác ở nhiều huyện, nhiều danh lam thắng cảnh của Tỉnh Vĩnh Phúc như: Khu danh thắng tâm linh Đại bảo Tháp Mandala Tây Thiên uy nghi, tôn nghiêm ở Phù Nghì, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo; Tháp Bình Sơn, Chùa Vĩnh Khánh ở xã Tam Sơn và Dân tộc Dao Quần Chẹt ở thôn Thành Công, Lãng Công, huyện Sông Lô; Làng gốm Hương Canh ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên v.v…

Nge si - Tran Quang Chinh

Nghệ sĩ – ảnh: Trần Quang Chính

Làng gốm Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nằm ngay bên đường Quốc lộ số 2 chuyên làm vại, chĩnh, chậu, lọ, tiểu sành… Gốm Hương Canh được nhiều người ưa chuộng bởi không thẩm thấu nước, ngăn được ánh sáng và đặc biệt là giữ được hương vị nguyên chất của các vật đựng bên trong. Trong đợt tham dự Trại Sáng tác Ảnh nghệ thuật lần này, đoàn chúng tôi đến tham quan và chụp ảnh Tháp Bình Sơn – một di sản của kiến trúc độc đáo thời Lý – Trần. Tháp Bình Sơn có kiến trúc độc đáo, hình vuông và nhỏ dần lên trên ngọn giống như hoa Sen chưa nở. Trải qua nhiều thế kỷ, Tháp bị nghiêng, sụt lở và đã được trùng tu năm 1972.

Gom Huong Canh - Dinh Xuan Bao

Gốm Hương Canh – ảnh: Đinh Xuân Bảo

Gom Huong Canh - Hoang Nhu Thinh

Gốm Hương Canh – ảnh: Hoàng Như Thính

w1 Trọn vẹn với gốm - Cao Vinh

Trọn vẹn với gốm – ảnh: Cao Vĩnh

Cham chu - Hoang Ba Phuong

Chăm chú – ảnh: Hoàng Bá Phương

khúc sông quê - Do Quoc Truong

Khúc sông quê – ảnh: Đỗ Quốc Trường

Kiến trúc của Tháp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Tháp nằm cạnh chùa Vĩnh Khánh, thuộc thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 150km. Tháp được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm, cao hơn 16m, gồm 11 tầng, mỗi tầng có mái nhô ra. Lòng Tháp rỗng, bệ Tháp hình vuông được xây bằng gạch vồ mỗi cạnh là 4,45m, thu nhỏ dần đến đỉnh. Tầng trên cùng của Tháp mỗi cạnh 1,55m. Mặt ngoài của các tầng Tháp được ốp  gạch mịn, màu vàng sậm. Đường nét và hoa văn trang trí rất tinh xảo, hài hoà tạo thành khối kiến trúc hoàn hảo, đẹp mắt. Ấn tượng nhất với tôi trong chuyến đi sang tác lần này là Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên tráng lệ – một kiệt tác kiến trúc nghệ thuật vô cùng tinh xảo theo trường phái Kim Cương Thừa tại Khu Di tích Danh thắng Tây Thiên thuộc thôn Đền Thõng, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên được khởi công ngày 16/3/2011 và khánh thành ngày 15/3/2014 âm lịch. Đại Bảo Tháp cao 29m, gồm ba tầng, đường kính chân đế 60m, với tổng diện tích mặt bằng hơn 1.500m2. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên theo phái Kim Cương Thừa, được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam.

tang 2 cua Dai Bao Thay Tay Thien - Tuyet Minh

Tầng 2 của Đại bảo tháp Tây Thiên – ảnh: Tuyết Minh

Kim Cương Thừa là một trường phái Phật giáo khoảng Thế kỷ thứ V – VI ở Ấn Độ, bắt nguồn từ phái Phật giáo Đại Thừa. Tuy xuất phát từ phái Đại Thừa, song Kim Cương Thừa còn có thêm các phương pháp tu học thần bí, diệu kỳ. Đại Bảo Tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ling thiêng – nơi tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện lục đại thanh tịnh hình thành nên vũ trụ và sự sống: Địa – Thủy – Hỏa – Phong – Không – Thức. Ba phần của Đại Bảo Tháp tượng trưng cho Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của Đức Phật. Vì vậy đỉnh lễ, cúng dàng, vi nhiễu Đại Bảo Tháp là lễ cho mười phương ba đời chư Phật. Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên được xây dựng theo cách kiến lập vũ trụ Mandala như một tiểu vũ trụ nên Đại Bảo Tháp có khả năng tích tụ năng lượng linh thiêng, màu nhiệm và yểm tâm đúng Pháp sẽ trở thành viên Ngọc Như Ý có đủ quyền năng viên mãn mọi lời cầu nguyện. Bất cứ ai có tấm lòng thiện, phục lạy trước Đại Bảo Tháp, đi nhiễu xung quanh và chiêm bái Đại Bảo Tháp sẽ được gột sạch mọi muộn phiền, khổ đau, tâm hồn sẽ thư thái, thanh thản, bình an.

Kim Luan chuyen chu - Tuyet Minh

Kim Luân chuyển chú – ảnh: Tuyết Minh

Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên có ba tầng. Trên tầng hai được bài trí một Cây Truyền Thừa với hơn 100 Đức Phật, Đức Bồ Tát được an vị trên các cành cây. Dưới gốc thờ năm Đức Ngũ Trí Phật cao 02m được đúc bằng đồng vàng nguyên chất, hướng ra năm phương. Lan can của tầng hai được gắn rất nhiều Kim Luân chuyển chú. Tầng trên cùng có bốn Tháp nhỏ ở bốn phương cao 07m, được xây dựng theo kiến trúc của Tháp Bồ Đề đạo tràng Ấn Độ. Vòng quanh bầu tròn của Đại Bảo Tháp là tám am nhỏ được thờ tứ Đức Trí Phật: Đức Bảo Sinh, Đức A Súc Bệ, Đức A Di Đà, Đức Bất Không Thành Tựu và tứ Đức Bồ Tát: Đức Quán Thế Âm, Đức Văn Thù, Đức Phổ Hiền, Đức Di Lặc. Tiếp đến là mười ba tầng đỉnh Tháp thu nhỏ tượng trưng cho mười lực và ba điều đạo Phật mang đến những điều may mắn, cát tường cho muôn loài. Tầng Mắt Phật của Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên nhìn ra bốn phương, thể hiện trí tuệ giác ngộ của Đức Phật soi rọi khắp muôn phương và được yểm tất cả các Kinh cầu nguyện, Chân ngôn Mật ngữ của Đức Phật. Chính vì thế mà Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên có thể viên mãn tâm nguyện cho hết thảy chúng sinh.

Goc ho dai lai - TM

Góc Hồ Đại Lải – ảnh: Tuyết Minh

Đặc biệt đoàn chúng tôi đến thăm và chụp ảnh cảnh sinh hoạt của bà con dân tộc Dao Quần Chẹt ở thôn Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc. Ông Phùng Thế Vị và bà con dân tộc Dao Quần Chẹt đã đón tiếp đoàn chúng tôi thật nồng hậu, cởi mở, thân thiện. Ông Phùng Thế Vị cho biết thôn có 182 hộ hơn 800 nhân khẩu. Duy nhất ở Vĩnh Phúc còn lại bản người Dao Quần Chẹt ở thôn Thành Công quần tụ đông thành bản làng và duy trì bản sắc, phong tục tập quán tốt nhất Tỉnh. Vì thế chúng tôi đã khai thác được nhiều cảnh sinh hoạt và nhiều góc chụp đẹp về dân tộc Dao Quần Chẹt nơi đây.

nhiep-anh-ha-noi-anh-nghe-thuat-trai-sang-tac-dai-lai-03

Kỷ niệm với bà con dân tộc Dao Quần Chẹt – ảnh: Tiến Bách

Phut giai lao - Dinh Quang Tien

Phút giải lao – ảnh: Đinh Quang Tiến

viec lang - tran thi quynh nhu

Việc làng – ảnh: Trần Thị Quỳnh Như

nhiep-anh-ha-noi-anh-nghe-thuat-trai-sang-tac-dai-lai-06

Dân tộc Dao Quần Chẹt – ảnh: Nguyễn Tiến Bách

Một tuần trôi qua thật nhanh với bao điều bổ ích, lý thú và những kỷ niệm đẹp khó quên. Ai nấy đều phấn khởi, đều có được những tác phẩm đẹp, ưng ý, có giá trị, góp phần vào nền nhiếp ảnh Hà Nội nói riêng và Việt nam nói chung. Thông qua Trại Sáng tác Ảnh nghệ thuật lần này càng làm tăng thêm mối quan hệ tốt đẹp, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các hội viên của Hội NANT Hà Nội, đồng thời còn được giao lưu với các hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc.

Nguyen Quoc An

Kỷ niệm với cán bộ nhân viên Nhà Sáng tác Đại Lải – ảnh: Nguyễn Quốc Ân

Nhan ngay 20.10 - tien bach

Nhân ngày 20/10 – ảnh: Tiến Bách

nhiep-anh-ha-noi-anh-nghe-thuat-trai-sang-tac-dai-lai-04

Lễ bế bạc Trại Sáng tác  Ảnh – ảnh: Tiến Bách

Pham Duc Thang

Ảnh: Phạm Đức Thắng

Có được sự thành công hôm nay phải kể đến sự quan tâm giúp đỡ nhiều từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội và sự quan tâm chu đáo, tận tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Đại Lải, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các NSNA ở Vĩnh Phúc để anh chị em chúng tôi có những tác phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất.

Dan toc Dao Quan Chet - Do Quang Luc

Dân tộc Dao Quần Chẹt – ảnh: Đỗ Quang Lục

Nguyen Quoc An (1)

ảnh: Nguyễn Quốc Ân

Trong suốt thời gian sáng tác, đoàn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, hăng hái của NSNA Xuân Hậu, Vĩnh Phúc và NSNA Như Hảo, Hà Nội đã dẫn đoàn tới những điểm đẹp, ấn tượng của Tỉnh để chụp được những tấm ảnh đẹp, sống động, nhân văn và có giá trị. Thay mặt đoàn tôi xin chân thành cảm ơn và chúc Ban Giám đốc, anh chị em cán bộ, nhân viên Nhà Sáng tác Đại Lải, NSNA Như Hảo, NSNA Xuân Hậu cùng toàn thể bà con dân tộc Dao Quần Chẹt luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng và có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Bài: NSNA Tuyết Minh

Tin liên quan