Rực rỡ Sắc màu các dân tộc Việt Nam

(Nhiếp ảnh Hà nội) Ra khỏi vành đai ba, xe bon nhanh trên Đại lộ Thăng long chừng 30 phút đưa chúng tôi tới Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được xây dựng trên tổng diện tích gần 1.600 ha tại Đồng Mô – Sơn Tây, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây. Làng không chỉ là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mà còn là nơi tái hiện, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Làng gồm 07 khu chức năng: Khu Các làng Dân tộc, Khu Trung tâm Văn hóa – Vui chơi giải trí, Khu Di sản Văn hóa thế giới, Khu Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, Khu Công viên – Bến thuyền, Khu Dịch vụ – Du lịch tổng hợp và Khu Quản lý điều hành văn phòng. Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có thể coi như một bức tranh thu nhỏ của đất nước Việt Nam tươi đẹp với nhịp sống tươi trẻ, lành mạnh, đoàn kết, thân thiện, cởi mở…; là một trong những địa điểm du lịch văn hóa, sinh thái đầy tiềm năng và rất đáng được quan tâm.

Những hình ảnh hoạt động thường xuyên của dân tộc Thái:

wDSC_6995

w1DSC_6853

wa1DSC_6811

wa1DSC_6783

wDSC_7075

w1DSC_6896

Mở đầu là Khu Các làng Dân tộc có địa hình đồi núi phong phú, đa dạng, có thung lũng, có hồ nước đan xen. Nơi đây được xây dựng thành quần thể các kiến trúc bản làng truyền thống của các dân tộc nhằm giới thiệu, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Khu Các làng Dân tộc tái hiện khung cảnh thiên nhiên, văn hóa truyền thống được phân thành bốn cụm làng xã trên khắp mọi miền đất nước. Trong đó, Cụm Các làng Dân tộc 1 bao gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 28 dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ thuộc hệ ngôn ngữ Tày – Thái, Mông – Dao, Việt – Mường, Tạng – Miến, Ka Đai. Cụm Các làng Dân tộc 2 gồm cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của 18 dân tộc vùng Nam Trung Bộ, Trường Sơn và Tây Nguyên thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khmer, Nam Đảo. Cụm Các làng Dân tộc 3 là cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở vùng bán sơn địa, triền sông suối, cao nguyên, đồi núi vùng Nam Tây Nguyên và Nam Bộ, thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khmer và Nam Đảo như Chăm, Khmer, Chơ ro, Chu Ru. Cụm Các làng Dân tộc 4 tái hiện cảnh quan và các công trình văn hóa đặc trưng của các dân tộc ở vùng bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn… thuộc hệ ngôn ngữ Hán, Việt – Mường như Kinh, Hoa, Ngái, Sán Dìu. Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét đặc thù riêng của mình và được xây dựng nhà sàn, nhà rông hoặc đình, chùa… cùng với các công cụ lao động, sản xuất: dệt, may, mây tre đan, thủ công, mỹ nghệ, trồng lúa nương, cày cấy, đánh bắt cá… Nơi đây thường tái diễn ra lễ hội, ca hát, lễ hội ngày mùa, cơm mới, cầu mưa… và các nghi lễ lúc sinh đẻ, cưới hỏi, chôn cất v.v… Nhờ có sự khác biệt này đã làm nên nét đẹp phong phú, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh Chùa chùa Khlean và Đại lễ Dâng y Kathina của người Khmer:

w1DSC_7181

w1DSC_6970

w1DSC_7360

w1DSC_3697

Tại Khu Các làng Dân tộc, những Lễ hội Văn hóa truyền thống như nghi thức thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống nhân Giỗ Tổ Hùng Vương; chợ phiên vùng Tây Bắc, Đông Bắc; Lễ hội Mừng cơm mới của Dân tộc Mông ở Sơn La, Dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam, dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk…; Lễ tạ ơn của dân tộc Dao ở huyện Ba Vì; Lễ cúng Tổ tiên của Dân tộc Lô Lô ở Hà Giang; Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer; Lễ hội Gieo hạt (Apiero) của dân tộc Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế; Tết mừng tiếng sấm của đồng bào dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An; Tái hiện Lễ cưới truyền thống của dân tộc Bru – Vân Kiều ở Thừa Thiên Huế; Lễ hội Cầu mưa của Dân tộc Cor ở Quảng Nam, dân tộc Thổ ở Nghệ An, Dân tộc Khơ Mú ở Điện Biên; Lễ cúng Mưa đầu mùa của dân tộc Mnông; Lễ Cưới của dân tộc Cao Lan (hay còn gọi là Sán Chay) ở Vĩnh Phúc; Lễ Cúng biển của Mỹ Long, Trà Vinh; Lễ Gội đầu của dân tộc Thái…; Đại lễ Dâng y Kathina tại chùa Khleang của người Khmer gồm Lễ Đặt bát trai tăng, Lễ Nhiễu Phật, Lễ Quy y Tam bảo, Lễ Thọ Y Kathina, Lễ Cầu an, Chúc phúc, Hồi hướng, Hoàn mãn…; Lễ hội Trỉa lúa của Dân tộc Brâu ở Kon Tum; Lễ hội Đua bò Bảy Núi ở An Giang; Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ; Lễ mừng thọ và Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao ở Tuyên Quang, của dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang v.v… được tái hiện tại Khu Các làng Dân tộc, là dịp để du khách tận hưởng không khí sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền của đất nước. Tới đây bạn được tham quan, tìm hiểu các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em từ Bắc đến Nam trong cả nước như nhà sàn, nhà rông, các trang phục đặc trưng của mỗi dân tộc, phong tục tập quán ma chay, cưới hỏi, các nghi lễ tôn giáo v.v… Ngoài ra bạn còn được hòa mình vào thiên nhiên, vào không khí trong lành; được thưởng thức những món ăn dân tộc; được giao lưu, trao đổi văn hóa với các dân tộc anh em; được hiểu biết lẫn nhau và nâng cao nhận thức về việc bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản. Điều không kém phần hấp dẫn ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là du khách được nghe chính các “hướng dẫn viên” người dân tộc giới thiệu những nét đẹp truyền thống và hướng dẫn trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc họ.

Hình ảnh những hoạt động thường xuyên của làng:

w1DSC_3549

w1DSC_7211

w1DSC_3539

w1DSC_3739

w1DSC_3574

Hình ảnh sinh hoạt và chân dung các cô gái người lô Lô:

w1DSC_3111

w1DSC_2732

w1DSC_2752

w1DSC_2709

Ngoài việc giới thiệu các nét văn hóa sinh hoạt hàng ngày, trình diễn dân ca, nhạc cụ dân tộc của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động tại đây, hàng năm, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam thường tổ chức các sự kiện lớn trong năm với các chủ đề hấp dẫn, gây nhiều cảm hứng cho du khách như: Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản Văn hóa Việt Nam với chủ đề “Sắt son niềm tin”, Tháng Ba – Mùa con ong đi lấy mật, Tây Nguyên đại ngàn, Về với cao nguyên Mộc Châu, Chợ phiên vùng cao, Sắc màu chợ phiên, Vì tình yêu Tây Nguyên v.v… Điểm nhấn trong hàng loạt các hoạt động sự kiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 4 – 5/2017 là “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2017”, “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” nhằm tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 với nhiều hoạt động phong phú như: thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống nhân Giỗ Tổ Hùng Vương; Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer; Chương trình biểu diễn dân ca, dân vũ của Đội văn nghệ các dân tộc huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Triển lãm 60 bức ảnh về cà phê, không gian văn hóa cồng chiêng và 60 bức ảnh về đất và con người vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Trưng bày “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”; Thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi; Giới thiệu đồ thủ công mỹ nghệ từ tre, nứav.v… Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng dành không gian trưng bày và giới thiệu bộ sưu tập tranh, ảnh về vùng đất con người Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

wDSC_3330

Sau khi khai trương mở cổng làng, cùng với trình diễn trang phục, phong tục đặc sắc của các dân tộc, Ban Tổ chức đã tổ chức Lễ Vinh danh các làng nghề truyền thống 54 dân tộc Việt Nam và nhiều hoạt động cổ vũ sôi nổi khác như võ thuật, thi đấu vật dân tộc, hòa tấu chiêng, trống… của cộng đồng các dân tộc Việt Nam mừng sự kiện khai trương này. Các hoạt động phong phú trong sự kiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” như: Lễ khai mạc, các lễ hội truyền thống đồng bào các dân tộc; thực hành nghi lễ và trò chơi kéo co ngồi; trình diễn thể thao dân tộc và Yoga… Tham gia các hoạt động năm nay có hơn 1.000 người của 14 dân tộc, từ 14 tỉnh/thành gồm: dân tộc Mường ở Hòa Bình; Thái, Thổ ở Nghệ An; Khơ Mú ở Điện Biên; Dao ở Hà Nội; Tày ở Thái Nguyên; Ê Đê ở Đắk Lắk; Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế; Khmer ở Sóc Trăng; H’rê ở Quảng Ngãi; Gia Rai ở Gia Lai; Cơ Tu ở Quảng Nam; Lô Lô ở Hà Giang; Thái, Mông, Dao ở Sơn La…

Những hình ảnh chuẩn bị Nghi lễ và trò chơi Kéo co ngồi của phường Thạch Bàn:

w1DSC_3590

w1DSC_3596

Nghi lễ và trò chơi Kéo co ngồi của phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội là một trong những hoạt động nổi bật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2017 do Ban Tổ chức phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao TP Hà Nội, Phòng Văn hóa Quận Long Biên cùng các chủ Nghi lễ và trò chơi Kéo co ngồi ở Quận Long Biên tổ chức. Trò chơi Kéo co ngồi đã được nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo các cụ già kể lại: Xưa kia, năm xóm ở Ngọc Trì bị hạn hán, 12 cái giếng thì cạn hết 11, duy chỉ có giếng ở xóm Đìa là còn nước. Trai xóm Đường và xóm Chợ xuống giếng lấy nước về dùng. Trai xóm Đìa sợ hết nước cho nên đã ngăn không cho lấy. Hai bên giằng co một hồi, sợ nước bị đổ nên họ ngồi cả xuống đất, ôm lấy thùng nước tiếp tục giằng co. Từ việc giằng co nhau để giữ lấy thùng nước mà dân trong vùng mới nghĩ ra trò chơi Kéo co ngồi này. Ban đầu là mạn Đường và mạn Chợ tổ chức kéo co, trước khi kéo co, thanh niên hai mạn mang hương hoa, lễ vật lên đền Trấn Vũ lễ Thánh. Kết quả mạn Đường đã thắng mạn Chợ. Năm đó, cả làng làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau này mạn Đìa cũng xin tham gia cùng mạn Đường và mạn Chợ. Từ đó trò chơi Kéo co ngồi của phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội được lưu truyền và tổ chức hàng năm vào ngày 3/3 âm lịch tại Lễ hội Đền Trấn Vũ. Mỗi đội kéo co có từ 15, 17 hoặc 19 người tùy theo từng năm và một tổng cờ. Trai kéo co cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ, đầu chít dây đỏ in tên mạn của họ. Tổng cờ mặc áo đỏ, đội khăn đỏ. Sau khi lễ Thánh ở Đền Trấn Vũ xong, hai mạn bắt đầu tiến hành trò chơi kéo co. Nghi lễ Kéo co ngồi là một trong những nghi lễ quan trọng của Lễ hội truyền thống Đền Trẫn Vũ hàng năm tại thôn Ngọc Trì, phường Thạch Bàn. Nghi lễ và trò chơi Kéo co ngồi được người dân Thạch Bàn gìn giữ trong nhiều năm với tham gia tự nguyện, không vụ lợi, không bon chen thắng thua của cả cộng đồng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân nơi đây. Điểm lạ và rất độc đáo ở trò chơi này là người dân ở mạn nào cũng đều mong đội mạn Đường thắng. Vì họ quan niệm năm nào mạn Đường thắng thì năm đó dân làng sẽ khỏe mạnh, làm ăn phát tài sai lộc, mùa màng bội thu, ấm no, hạnh phúc…

Những hình ảnh Nghi lễ và trò chơi Kéo co ngồi của phường Thạch Bàn:

w1DSC_3624

w1DSC_3611

w1DSC_3627

w1DSC_3638

w1DSC_3673

w1DSC_3690

Tiếp đến là Lễ cúng Tổ tiên của dân tộc Lô Lô – một nghi lễ cổ truyền được tổ chức vào 14/7 âm lịch hàng năm tại gia đình trưởng họ. Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là một nghi lễ vòng đời của họ với ý nghĩa hướng đến cội nguồn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng. Đây là một nghi lễ linh thiêng, đậm bản sắc văn hóa nghệ thuật và nhân văn, được bảo tồn và phát huy lâu dài. Năm 2012, Lễ cúng Tổ tiên người Lô Lô đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô có 03 nghi lễ chính gồm: Lễ Hiến tế, Lễ Tưởng nhớ và Lễ Tiễn đưa.

w1DSC_2694

Chuẩn bị lễ vật Lễ cúng Tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Lễ Hiến tế Tổ tiên nhằm mục đích báo cáo và mời tổ tiên về dự để hưởng lễ vật con cháu dâng lên: Trước khi vào lễ chính, trưởng họ mời thầy mo tiến hành lễ trình tổ tiên, trong nghi lễ cúng Tổ tiên của người Lô Lô không thể thiếu nghi thức cắt tiết gà, vì họ cho rằng nếu cắt tiết gà ở đâu thì làm lễ ở đó mới thiêng. Thầy mo cúng trước sự chứng kiến của dòng họ và bà con trong bản và khấn: “Thưa ông bà tổ tiên, hôm nay ngày lành tháng tốt, trước sự chứng kiến của bà con cô bác, con cháu trong dòng họ tổ chức cúng lễ tổ tiên ông bà. Nay xin dâng tổ tiên ông bà đôi cánh để tỏ long tưởng nhớ và biết ơn, mong tổ tiên ông bà có thể bay trong cõi linh thiêng và trở về đây chứng kiến, nhận lòng biết ơn của con cháu… cầu mong tổ tiên ông bà phù hộ cho con cháu được mạnh khoẻ, hạnh phúc, bình an, chăm ngoan học giỏi, thóc gạo đầy bồ, trâu bò lợn gà đầy chuồng, gặp nhiều may mắn, mọi việc thuận buồm xuôi gió….”.  Thầy mo cúng xong, gia chủ rót rượu mời để cảm ơn thầy mo đã không quan ngại đường xá xa xôi đến cúng giúp gia đình. Sau đó tiếng trống đồng vang lên rộn rang, các cô gái Lô Lô bắt đầu nhảy múa theo nhịp trống để chờ đón ma cỏ về. Đoàn người hóa trang ma cỏ đến gia đình làm lễ. Theo phong tục, mọi người thường tránh mặt ma cỏ, đi đường khác để không nhìn, không gặp ma cỏ. Người hóa trang  ma cỏ lặng lẽ đi không nói chuyện, không được vấp ngã và đi thẳng vào cổng nhà làm lễ. Múa nghi lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là một trong những nét đặc sắc nhất. Theo nhịp trống đồng bước chân của chàng trai, cô gái Lô Lô khi tiến, khi lùi, lúc lại nhún nhẩy lên xuống nhịp nhàng. Hòa cùng điệu múa là tiếng leng keng của những đồ trang sức tạo ra âm thanh rộn ràng khiến người tham dự như lạc vào không gian huyền ảo như thực như mơ. Trong lúc này, phụ lễ của gia đình đang chuẩn bị mổ lợn để chuẩn bị cúng Lễ Tưởng nhớ Tổ tiên.

Hình ảnh Lễ Hiến tế Tổ tiên của người Lô Lô:

w1DSC_2812

w1DSC_2888

Lễ Tưởng nhớ Tổ tiên hàm chứa tín ngưỡng dân gian truyền thống của dân tộc Lô Lô được thực hiện sau bài múa kết thúc. Thầy mo và gia đình chuẩn bị lễ vật là thủ lợn để cúng Lễ Tưởng nhớ Tổ tiên. Thầy mo lại bắt đầu cúng và mong tổ tiên phù hộ cho chúng con luôn được vui, khỏe, ấm no, hạnh phúc. Khi bài cúng kết thúc là lúc các điệu múa một lần nữa rộn ràng nhịp theo tiếng trống đồng. Nghi Lễ Tưởng nhớ Tổ tiên kết thúc cũng là lúc xế chiều. Gia chủ sửa lễ sẵn sàng để cúng Lễ Tiễn đưa Tổ tiên.

w1DSC_2871

Lễ Tiễn đưa Tổ tiên bắt đầu vào lúc màn đêm buông xuống. Lễ Tiễn đưa Tổ tiên được gia chủ bày 8 miếng thịt bò để sống, xôi, tiền, vàng rượu và mời thầy mo cúng tiếp. Lúc này gia chủ đốt một đống lửa lớn giữa sân, và thầy mo là người thưa với tổ tiên về việc con cháu dâng lễ vật lên tổ tiên để tiễn đưa tổ tiên về trời. Sau đó thầy mo đốt tiền vàng mã, lễ cúng thường kết thúc vào rạng sáng ngày hôm sau. Những lễ vật dâng lên tổ tiên sẽ được chia đều để  mời mọi người đến dự ăn uống chung vui cùng gia đình, dòng họ.

w1DSC_2961

w1DSC_2891

w1DSC_3015

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2017, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng  nghệ nhân dân gian Trương Thanh Hải và các nghệ nhân dân tộc Thổ tại xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp – Nghệ An tổ chức tái hiện Lễ Bốc Mó cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của bà con dân tộc Thổ. Lễ Bốc Mó được tổ chức hàng năm vào sau dịp Tết Nguyên đán, cuối mùa Xuân đầu mùa Hè, khoảng tháng 4 – 5 âm lịch. Từ xa xưa, Lễ Bốc Mó là lễ cúng khai thông mó nước đầu năm cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước mó tự nhiên luôn tuôn chảy dồi dào phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của và sản xuất nông nghiệp của cả cộng đồng. Lễ Bốc Mó mang ý nghĩa linh thiêng, được xem là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Thổ. Để tổ chức Lễ Bốc Mó, bà con chuẩn bị lễ vật chu đáo; một mâm xôi gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần mang đến mó nước hoặc Đền cúng Mó trang trọng linh thiêng để thầy mo làm lễ cúng tế; trai làng quỳ thành hàng phía sau thày mo, gái làng đứng thành hai tốp kế tiếp phía sau. Dưới cây nêu đủ sắc màu, tượng trưng cho sự gắn kết thế giới âm dương, xua đuổi ma quỷ, cầu mong một năm mới tốt lành, ấm no, hạn phúc, thầy Mo làm lễ cúng tế cầu xin Thần Mó, Thổ Công Long mạch, Thổ Thần Thổ Địa phù hộ độ trì cho nước mó tuôn chảy không ngừng, tràn về đầy đồng, mùa màng tốt tươi… Thày mo cúng xong, trai gái làng cùng khơi thông mó nước. Kết thúc nghi thức cúng, bà con bản làng nhảy múa hát ca ăn mừng mó nước, mùa màng bội thu, người người được yên bình, ấm no, hạnh phúc. Du khách tham dự lễ hội cùng bà con dân tộc Thổ thưởng thức xôi, bánh, uống rượu cần và nhảy múa hát ca.

Những hình ảnh Lễ Bốc Mó của bà con dân tộc Thổ ở Nghệ An:

w1DSC_3803

w1DSC_3888

w1DSC_3949

w1DSC_4002

w1DSC_4022

w1DSC_4156

Bài, ảnh: NSNA Tuyết Minh

Tin liên quan