Thả lồng bắt ghẹ

Thả 800 chiếc lồng xuống biển vào buổi sáng, nhóm ngư dân tranh thủ nghỉ ngơi trước khi thu lồng lúc 19h, kiếm 100 kg ghẹ.

Giữa tháng 4, vùng biển bãi ngang Quảng Nam sóng yên. Tàu công suất 30 CV do ông Lê Duy Chín (49 tuổi, ngụ xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ) làm thuyền trưởng rời bến xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, đi đánh bắt ghẹ. Khoảng 10h, thuyền trưởng Chín lái tàu đi về hướng bắc, hai lao động ở boong tàu bắt đầu thả lồng.

Lồng làm bằng khung thép, dài 60 cm, rộng 40 cm, cao 15 cm, xung quanh bọc lưới, giá khoảng 80.000 đồng mỗi chiếc. Bên trong lồng là cá rô phi được ngư dân bỏ vào làm mồi nhử. Lồng có cửa để ghẹ chui vào dễ dàng song không thoát được ra ngoài.

Anh Bùi Văn Nhân, 36 tuổi, mặc đồ kín mít để tránh nắng khi thả lồng xuống biển. Anh cho biết, tàu có 800 lồng được buộc vào một sợi dây thừng thả xuống biển, khoảng cách giữa hai lồng là 20 m. Số lồng này tạo một đường dài nằm dưới đáy biển suốt 14 km, cách bờ 500 m. “Từ 14h đến 19h, ghẹ đi ăn nên thả thời điểm này mới bắt được nhiều”, anh Nhân giải thích.https://bce227d70c206fec30d349b2b217ca3c.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Sau gần 3 giờ, nhóm ngư dân thả xong lồng và neo tàu giữa biển. Họ ăn trưa, tranh thủ ngủ đến 19h thì thức dậy nổ máy, thắp điện sáng thu lồng. Thuyền trưởng lái tàu, điều khiển ròng rọc đưa lồng lên; một người mở lồng lấy ghẹ đổ vào rổ và người còn lại dùng dây su buộc chân ghẹ.

Ngư dân làm việc liên tục 3-4 giờ mới thu hết số lồng đã thả.

Ông Chín cho biết 7 năm trước đánh bắt ở vùng biển phía Nam, học được nghề thả lồng bắt ghẹ. Ông đầu tư 300 triệu đồng mua lại con tàu cũ về sửa sang và sắm lồng hành nghề.

Một lồng có 8 con ghẹ chui vào. Theo thuyền trưởng, nghề này may rủi, có lồng được hơn một kg nhưng nhiều lồng không có con nào. Biển động thường đánh bắt được nhiều, khi biển lặng thì bắt ít hơn.https://bce227d70c206fec30d349b2b217ca3c.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Anh Lê Thanh Long, 26 tuổi, mở lồng đổ ghẹ vào rổ. Quá trình thu lồng tiếp xúc với nước nên người anh ướt đẫm. Muốn làm nghề này phải thức đêm và chịu được sóng gió.

Ghẹ sau khi buộc chân được cho vào thùng phuy bằng nhựa, đổ đầy nước và sục khí oxy để không bị chết.

Khi bắt được nhiều ghẹ nhỏ, anh Nhân lại thả về biển.https://bce227d70c206fec30d349b2b217ca3c.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Đến 2h hôm sau, khi hoàn tất thu lồng, ba ngư dân cân được chừng 100 kg ghẹ. Họ cho tàu cập bến để lên bờ bán.

Ghẹ được thương lái thu mua 50.000 đồng mỗi kg, tàu của ông Chín thu 5 triệu đồng. “Trừ tiền dầu 500.000 đồng; tiền cá rô phi 500.000 đồng làm mồi nhử và 200.000 tiền ăn uống, còn được 3,8 triệu đồng”, ông Chín hạch toán và cho biết số tiền chia tỷ lệ chủ tàu 40%, lao động 60%.

Ghẹ ba chấm (ghẹ mặt trăng) trên lưng có ba chấm tròn. Loại này nhỏ, ít thịt, giá trị dinh dưỡng không cao như ghẹ xanh, đỏ nên giá rẻ. Ghẹ có thể chế biến các món như hấp, nướng, rang muối, rang me, sốt ớt, nấu canh…

Tin liên quan