Triển lãm hơn 3.000 hiện vật liên quan Covid-19

Không gian bệnh viện dã chiến, các loại giấy đi đường, phiếu đi chợ, thẻ công tác, túi thuốc F0… được trưng bày tại quán cà phê ở quận Phú Nhuận.

Hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh, tranh vẽ, tiểu cảnh… tái hiện quá trình TP HCM vượt qua Covid-19 được trưng bày tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận. Hoạt động do Quận uỷ Phú Nhuận tổ chức với chủ đề “Lặng”, diễn ra từ ngày 29/5 đến 4/6.

Trong một góc quán, ông Huỳnh Minh Hiệp (góc phải, chủ quán cà phê) giới thiệu về triển lãm cho khách tham quan. Các hiện vật do ông và rất nhiều người sưu tập để lưu lại những ký ức về cuộc chiến chống Covid-19. “Triển lãm ý nghĩa hơn khi diễn ra ở thời điểm khoảng một năm khi dịch bắt đầu căng thẳng để chúng ta cùng nhìn lại những khó khăn ngày ấy”, ông Hiệp cho biết.

Nổi bật trong không gian triển lãm là mô hình Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19.

Một năm trước, để đáp ứng nhu cầu điều trị người nhiễm, các bệnh viện dã chiến liên tục được xây dựng qua việc cải tạo các khu ký túc xá, nhà xưởng, khu chung cư, trường học… hoặc xây mới ở quận 7, huyện Bình Chánh. Lực lượng y bác sĩ từ khắp nơi được điều động về để hỗ trợ thành phố vượt qua đại dịch.

Thùng gỗ đựng các loại vaccine dùng để tiêm chủng phòng dịch tại TP HCM do chủ quán sưu tập. Hiện tại, công tác tiêm vaccine Covid-19 vẫn được tiến hành.https://aad63b6322dd8fadea4c7cc578384d22.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Các phần túi thuốc điều trị cho F0 được đặt gọn gàng trên kệ. Những túi thuốc này trong thời điểm dịch bùng phát được chuyển đến từng cơ sở khám chữa bệnh, trạm y tế cơ động của các địa phương phát cho người nhiễm Covid-19 triệu chứng nhẹ.

Khách xem các loại giấy đi đường, thẻ tình nguyện viên, thẻ xe phục vụ công tác, mã QR mà ngành chức năng cấp cho người dân, tổ chức… trong giai đoạn TP HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Một lồng kính trưng bày các mẫu giấy xác nhận công tác, thẻ tình nguyện viên, lực lượng đi chợ hộ, hỗ trợ tiêm vaccine… Theo chủ quán, riêng các loại như thẻ, giấy công tác, văn bản, ấn phẩm tuyên truyền… có khoảng 400 hiện vật.https://aad63b6322dd8fadea4c7cc578384d22.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Không gian “Siêu thị mini 0 đồng” tái hiện lại tại quán. Suốt thời gian chống dịch, mô hình siêu thị này có ở nhiều quận huyện nhằm giúp đỡ người yếu thế vượt qua khó khăn.

Ở một góc khác trưng bày những loại hàng hoá thiết yếu mà người dân cả nước hỗ trợ thành phố cùng vượt qua đại dịch.

Góc bếp phục vụ cộng đồng người Chăm trên quận Phú Nhuận bị nhiễm Covid-19 được tái hiện. Theo chủ quán, khi trong khu cách ly có nhiều người Chăm bị nhiễm, việc chăm lo bữa ăn cho họ lúc đầu gặp nhiều khó khăn do khác biệt về tôn giáo, văn hoá, ẩm thực.https://aad63b6322dd8fadea4c7cc578384d22.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Mô hình “ATM gạo” từng giúp đỡ nhiều người nghèo có thực phẩm thiết yếu trong suốt thời gian giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở yên đó”.

Xuyên suốt triển lãm là hình ảnh các hàng rào, giăng dây để nhắc nhớ về việc phong toả, cách ly các khu vực các ca nhiễm.

Ngoài các hiện vật, triển lãm còn trưng bày nhiều hình ảnh, tranh vẽ về tuyến đầu chống dịch, người dân tương trợ nhau, thành phố trong thời gian giãn cách… “Các hiện vật, tài liệu trong giai đoạn Sài Gòn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch được trưng bày khá phong phú tại đây. Có những tư liệu gắn bó với hầu hết người dân như phiếu đi chợ, tiêm vaccine, đồ bảo hộ… giúp tôi nhớ lại những tháng ngày chống dịch đầy khó khăn”, ông Chủ, 60 tuổi, nói khi xem bức tranh y bác sĩ.

Tin liên quan