Vẻ đẹp những rạn san hô, sinh vật dưới đáy biển Đà Nẵng được anh Đào Đặng Công Trung (42 tuổi), ghi lại sau nhiều năm nhặt rác thải nhựa.
Anh Đào Đặng Công Trung (người gốc Hội An, đang làm Trưởng bộ phận thông tin kiêm quản lý trực ca tại một resort 5 sao trên bán đảo Sơn Trà), có thể lặn tự do xuống đáy biển ở độ sâu từ 10 đến 12 mét, nín thở 2 phút nên chụp được rất nhiều ảnh bằng gopro dưới đáy biển Đà Nẵng, chủ yếu là khu vực quanh bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Kim Thư
Quanh bán đảo Sơn Trà có rất nhiều san hô, thống kê hơn 100 loài. Việc chụp ảnh được anh Trung thực hiện khoảng 5 năm trở lại đây. Mỗi lần lặn xuống biển dạo chơi, chụp ảnh, anh Trung đều tranh thủ nhặt rác, cắt “lưới ma” bám vào những rạn san hô.
Một con sao biển bám vào rạn san hô ở độ sâu 10 mét. Theo anh Trung, san hô ở Sơn Trà còn rất nhiều. Trong đó, khu vực san hô ở Bãi Nam gần bờ nên dễ bị tổn thương do người dân ra ngắm và vô tình đạp trúng. Những rạn san hô bị gãy, chết và mất rất nhiều năm mới có thể tái tạo lại.https://820cf06b0dfdd44f4122768a71c9da00.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Những rạn san hô cứng phát triển qua hàng trăm năm, một vỉa có thể rộng từ 3 đến 4 mét.
Hình ảnh sứa rồng ở biển Đà Nẵng, có thể thả tua dài 4 mét. Tua của loài này rất độc, nồng độ axit cực mạnh gây cháy da. Ban đêm sứa rồng có thể phát sáng toàn thân.
“Muốn chụp ảnh loài sứa này phải lặn đón đầu chúng, tránh lặn đuổi theo sau rất dễ bị chất độc từ tua làm bị thương”, anh Trung cảnh báo.
Sea Fan Cural (san hô rẻ quạt) do anh Trung ghi lại, được Viện Hải Dương học tại Nha Trang ghi nhận lần đầu phát hiện ở vùng biển Sơn Trà.https://820cf06b0dfdd44f4122768a71c9da00.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
San hô đỏ, loài sống ở độ sâu 12 đến 15 mét dưới đáy biển.
Dã quỳ thân mềm là ngôi nhà cho những chú cá mặt hề lưu trú.
Nhiều loài cá sinh sống và kiếm ăn trong các rạn san hô.https://820cf06b0dfdd44f4122768a71c9da00.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Loài Feather duster worm (san hô bông thụt) được anh Trung ghi lại. Nhiều năm theo chụp về loài này, anh Trung cho biết rất khó ghi được hình ảnh chúng nở to vì khi lặn lại gần chúng sẽ thu mình lại.
Bức khó nhất anh Trung ghi được là loài Feather Star (huệ biển), do loài này thường di chuyển khi có người lại gần, trong khi điều kiện nín hơi ở dưới nước khi không có bình oxy chỉ tối đa 2 phút, tính từ lúc lặn xuống. Anh đã chụp hàng chục tấm, nhưng chỉ hai tấm bắt kịp loài sinh vật này.
“Dưới đáy biển còn rất nhiều cảnh và các loài sinh vật đẹp mắt. Do thiếu thiết bị, tôi từng phải bỏ cuộc, chưa chụp được các loài như cá mao tiên, cá chình, rắn biển…”, anh Trung nói. Hiện anh đã đầu tư bộ bình hơi và một bộ đồ nghề chụp ảnh dưới nước chuyên dụng, giá trị hơn 300 triệu đồng để tiếp tục ghi hình dưới đáy biển.
Những năm qua, anh Trung là người được biết đến với việc nhặt rác dưới đáy biển. Mỗi lần lặn xuống đáy biển, anh có thể mang lên bờ khoảng 10 kg rác thải là vỏ chai, vỏ lon bia, lưới… Ảnh: Nguyễn Đông
“Khi kể chuyện nhặt rác hay chụp những bức ảnh về san hô, những vẻ đẹp tự nhiên của những loài sinh vật dưới đáy biển, tôi muốn truyền thông điệp bảo vệ môi trường tới mọi người”, anh Trung nói.https://820cf06b0dfdd44f4122768a71c9da00.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Anh Đào Đặng Công Trung bên tác phẩm Khám phá đại dương. Với nhiều tác phẩm ảnh dưới đáy biển, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh về môi trường và đa sạng sinh học thành phố Đà Nẵng năm 2020, với tác phẩm Người lượm rác; giải Nhì cuộc thi sáng tác ảnh về vẻ đẹp Sơn Trà, với tác phẩm Quần thể san hô. Ảnh: Nguyễn Đông
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Quang (hội viên Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam), cho biết ở Đà Nẵng không nhiều người chọn hướng chụp ảnh dưới đáy biển như anh Trung, vì đây là thể loại khó, người chụp ngoài việc có thiết bị phải lặn giỏi, am hiểu về vùng biển và tập tính của các loài sinh vật.
“Những tác phẩm anh Trung mang đến các cuộc thi hai năm qua đã thổi một làn gió mới và nhiếp ảnh nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, đem đến cái nhìn mới lạ và khác biệt. Những rạn san hô hay sinh vật biển qua góc nhìn của anh Trung đã giúp quảng bá hình ảnh lâu nay ít người ghi lại được”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Quang nói.