Lạc vào thế giới gỗ nghệ thuật

(Nhiếp ảnh) Gây nhiều ấn tượng với chúng tôi là gian trưng bày gỗ nghệ thuật tại Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc VESAK 2014 ở Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Nhiều người hết lời ca ngợi, trầm trồ, kinh ngạc trước những pho tượng gỗ, tượng gỗ lũa như: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Bà Quan Âm, Đức Phật Đại Thế Chí Bồ Tát, Đức Phật Di Lặc, Ngài Đạt Ma sư tổ, Hoạt Phật Tế Công, Thập bát A La Hán …

Chao ôi! chúng tôi muốn tả biết bao điều trong gian trưng bày này mà chẳng lời nào tả hết. Thật tiếc nếu bạn không tận mắt chiêm ngưỡng các sản phẩm nơi đây. Những bức tượng thật sống động, thật đặc sắc, thật độc đáo, rất có hồn, đầy ấn tượng đã “hút hồn” dân nhiếp ảnh chúng tôi. Chúng tôi “săn lùng” và chụp những bức tượng đẹp, độc đáo có thể nói độc nhất vô nhị này. Say sưa với vẻ đẹp mê hồn của tượng gỗ lũa, say vì sự sống động của từng pho tượng. Thấy chúng tôi say mê ngắm nghía, bàn luận, ông Nguyễn Văn Dư, chủ nhân của trưng bày gỗ nghệ thuật bước tới trò chuyện với chúng tôi rất cởi mở. Ông cho biết: Nghề đồ gỗ nghệ thuật này là nghề gia truyền của gia đình ông, đã có từ lâu đời.

wbIMG_9016

A La Ha (1)

Đúng vậy, đất Thăng Long từ xưa đã nổi tiếng là “đất trăm nghề”, đồ gỗ nghệ thuật là một trong số ít nghề cổ còn tồn tại đến ngày nay. Văn hóa làng nghề không chỉ có ý nghĩa đối với người dân Thủ đô mà còn có ý nghĩa với cả nước cho hôm nay và cho mai sau…

Phat Ba Quan Am

Phat Ba Quan Am (1)

Cau phuoc

Bắt nguồn từ làng nghề truyền thống, gia đình ông Nguyễn Văn Dư, trú tại C1 Hồ Ba Mẫu, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, thừa hưởng và tục phát huy những tinh hoa, những đỉnh cao nghệ thuật đồ gỗ của ông cha… và lấy tên là “Gỗ Việt tâm hồn Việt”. Không những thế, “Gỗ Việt tâm hồn Việt” còn tiếp sáng tạo để chắp cánh cho thế giới gỗ nghệ thuật bay cao, bay xa hơn. “Gỗ Việt tâm hồn Việt” đã tạo nên những sản phẩm gỗ nghệ thuật tinh xảo, hoàn mỹ.

Tuong treo tuong

Goc gian trung bay go nghe thuat

Phat Ba Quan Am (2)

Sản phẩm của “Gỗ Việt tâm hồn Việt” chủ yếu theo lối cổ như bàn thờ, sập gụ, tủ chè, giường, tủ đứng, bàn ghế, đặc biệt là tranh, tượng, đặc biệt là tượng gỗ lũa đều được làm từ các loại gỗ quý như: Mun, Trắc, Gụ, Hương … Ông Nguyễn Văn Dư cho biết: “Các sản phẩm của “Gỗ Việt tâm hồn Việt” đều được làm thủ công, sau đó làm bóng si sáp theo gia truyền, càng chải càng bóng… Nhiều người thường mua các tượng gỗ lũa Phật Bà Quan Âm, Đức Phật Di Lặc, Đức Lý Thái Tổ, Ngài Đạt Ma sư tổ, Hoạt Phật Tế Công, Quan Công để trấn trạch cho toàn gia, lớn bé được mạnh khỏe, hưng thịnh, găp nhiều may mắn…”.

wb1IMG_8458

Duc Phat Di Lac

Gỗ lũa – vẻ đẹp tiềm ẩn của sự tàn phai của núi rừng trông rất đẹp mắt, vừa độc đáo vừa hấp dẫn đến lạ thường. Gỗ lũa được hình thành từ rễ hoặc thân cây của các loài cây có thân lõi cứng. Khi cây chết đi đã bị bào mòn bởi những mạch nước ngầm và thời gian. Chính nhờ sự tàn phai của năm tháng đã để lại những phần lõi cứng nhất với đủ các loại hình thù khác nhau không cái nào giống cái nào. Vì vậy mà những tượng gỗ lũa có một vẻ đẹp rất độc đáo, rất riêng của nó khó mà trộn lẫn được.

wbIMG_8495

Duc Phat Di Lac (1)

Quả thật, những pho tượng gỗ lũa nơi đây đã được đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo dựng và thổi hồn vào từng khúc gỗ ấy, trông chúng thật đẹp, thật gợi cảm, thật tinh xảo và có sức hút đến mê hồn khiến chúng tôi choáng ngợp. Mỗi pho một vẻ, chẳng pho nào giống pho nào. Bạn không thể nào tìm được hai pho giống nhau chứ đừng nói là ba hay bốn.

wbIMG_8986

Ngai Dat Ma su to

Ngai Dat Ma su to (1)

Duc Ly Thai To

A La Ha

Nhờ vậy mà tượng gỗ lũa càng trở nên quý hơn, hiếm hơn, độc nhất vô nhị. Vì thế mà ông Nguyễn Văn Dư được mời trưng bày đồ gỗ ở nhiều nơi như: Thành cổ Hà Nội nhân Đại lễ kỷ niêm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia nhân Đại lễ VESAK 2008 – lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hà Nội, Nhà Văn hóa và triển lãm Nam Định v.v…  Nhiều suy ngẫm, nhiều cảm xúc khác nhau khi ngắm nghía những pho tượng gỗ lũa độc nhất vô nhị – một nghệ thuật độc đáo, một vẻ đẹp tiềm ẩn kỳ thú của cây cối và thiên nhiên ban tặng.

Bài, ảnh: Tuyết Minh

Tin liên quan