Nhà báo, NSNA Thanh Hà và những khoảnh khắc của cuộc sống vùng cao

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Tôi tình cờ biết nhà báo, NSNA Thanh Hà trong một sự kiện văn hóa diễn ra tại tỉnh Bắc Kạn cách đây vài năm. Ấn tượng đầu tiên về một nhà báo nhiếp ảnh rất chuyên nghiệp, ấy là vừa thấy anh đang lom khom bấm máy ở khu vực sân khấu biểu diễn, thoắt cái, anh lại “biến” đi đâu mất rồi. Sang khu trưng bày đã thấy một Thanh Hà với cái ba lô to “tổ bố” sau lưng đang quét ống kính lia lịa qua các gian hàng trưng bày. Rồi thoắt cái, anh lại chui ra từ một quán caphê nào đó bảo: “Vừa gửi ảnh về cơ quan xong rồi, nhẹ cả người”…

anh ha

Nhà báo, NSNA Thanh Hà

Là phóng viên Ban Ảnh của Thông Tấn xã Việt Nam, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội trong mấy chục năm làm nghề, bước chân của nhà báo, NSNA Thanh Hà đã chạm đến hàng ngàn bản làng của đồng bào các DTTS ở vùng cao. Anh có cả một kho ảnh đồ sộ, quý giá về phong cảnh, bản làng, con người, đặc trưng văn hóa của đồng bào 54 dân tộc Việt Nam.

DSC_2805 s2

Nét xưa –  đạt Huy chương Bạc tại Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Hội NSNA Việt Nam và Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2014

_THA8471

Cấy lúa một vụ ở vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát

THA_6394

Người Mông ở Sa Pa

Những năm tháng “bám” theo mảng Văn hóa – Du lịch và Dân tộc, Thanh Hà tác nghiệp ảnh ở các thể loại, môi trường khác nhau. Anh lăn lộn suốt đêmngày ở bản làng và tại những sự  kiện văn hóa để tiếp xúc, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp và những người đi trước nhằm trang bị cho mình vốn kiến thức vững chắc trong tạo hình nhiếp ảnh báo chí, cũng như thông thạo về kỹ thuật máy ảnh.

Xã Chiềng Xuân, huyện Mộc Châu ( Sơn La ) thuộc xã vùng ba đặc biệt khó khăn, giáp biên giới Việt – Lào, thuộc địa bàn đồn biên phòng 473 quản lý. Toàn xã có 8 bản, 2635 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc anh em: Kinh, Thái, Mường, Mông, ( dân tộc Mông chiếm đa số 1628 khẩu ). Đặc biệt vào tháng 12 âm lịch khi việc nương rẫy đã hoàn tất, các bản người Mông ở đây ăn tết sớm hơn với tết cổ truyền dân tộc và kéo dài trong cả tháng. Ngoài nghi lễ cúng tổ tiên, dòng họ trong ở các gia, còn các hoạt động vui chơi như: Ném pao, đẩy gậy, kéo co, đánh Tu lu (đánh quay ), Rồng ấp trứng…Để đảm bảo an ninh xã hội vùng biên, bộ đội biên phòng 473 đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống các bản tổ chức các hoạt động vui chơi cùng dân bản và thăm hỏi, tặng quà đến các hộ gia đình. Trong ảnh: Chiến sĩ đồn biên phòng 473 thăm hỏi vui tết vói người dân bản Cò Hồng, Xã Chiềng Xuân. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN

Chiến sĩ đồn biên phòng 473 thăm hỏi vui Tết vói người dân bản Cò Hồng, Xã Chiềng Xuân, Mộc Châu, tỉnh Sơn La

RBT Mu Cang Chai

Mùa vàng Mù Cang Chải

Với kinh nghiệm dày dặn mấy chục năm làm nghề và được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng từ các cuộc thi ảnh nghệ thuật, ảnh báo chí của quốc gia và khu vực,  nhà báo, NSNA Thanh Hà được lãnh đạo Ban Ảnh của Thông tấn xã Việt Nam giao cho nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật nhiếp ảnh báo chí cho các phóng viên trẻ mới vào nghề. Với tư cách là giảng viên hướng dẫn sử dụng máy ảnh và chỉnh sửa hình ảnh bằng Photoshop, anh luôn nhiệt tình mang những kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm để truyền đạt lại cho các học viên sử dụng  máy ảnh hiệu quá nhất. Trong những năm qua, hàng trăm học viên tham gia lớp tập huấn do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tấn và các đơn vị báo chí khác mở đã được nhà báo, NSNA Thanh Hà hướng dẫn thành thạo chụp ảnh và truyền phát ảnh. Nhiều phóng viên trẻ khi về Thông tấn xã công tác mới chỉ biết “tập tọe” bấm máy, nhưng qua vài buổi hướng dẫn nghiệp vụ của “thầy” Thanh Hà, các bạn đã biết sử dụng máy ảnh thành thạo, bấm máy chuyên nghiệp, chụp được những bức ảnh đầy tính thời sự, đứng vững trên các trang đinh của tờ báo.

THA_1025 a

Phố cổ Hội An

Kể lại kỷ niệm làm “thầy” cho một cậu “học trò” tên là Tuấn Anh, công tác tại Báo Ninh Thuận, nhà báo, NSNA Thanh Hà nhớ lại chuyến đi Ninh Thuận để đưa tin về sự kiện Tết Katê của đồng bào Chăm năm 2012. Nhà báo Tuấn Anh tình cờ quen anh trong quá trình tác nghiệp và nhờ “thầy” hướng dẫn cho kinh nghiệm chụp ảnh sân khấu. Sau khi được “thầy” Thanh Hà hướng dẫn tận tình, chụp ảnh “lên tay”. Trong một lần tỉnh Ninh Thuận xảy ra trận lũ lịch sử, Tuấn Anh được cử đi tác nghiệp ngay trong đêm. Nửa đêm đứng trong mênh mông vùng “rốn lũ”, “trò” Tuấn Anh lại gọi điện về hỏi “thầy” Thanh Hà làm thế nào để chụp được những bức ảnh “đắt” nhất về hiện trạng lũ lụt. “Thầy” lại lọ mọ trở dậy ôm điện thoại hướng dẫn trò chọn điểm đứng tác nghiệp, chế độ máy, khoảnh khác bấm máy… Nhờ  thế, Tuấn Anh đã chụp được loạt ảnh “độc”, mang tính thời sự về tình hình lũ lụt đăng trên báo Ninh Thuận, được Ban Biên tập biểu dương, khen ngợi.

THA_6640 MKG

Hải đăng, Mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận

THA_6360

Đàn cứu tỉnh Ninh Thuận

Làng gốm Bầu Trúc, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km. Làng có 520 hộ (dân tộc Chăm) thì hơn 200 hộ làm gốm, trong đó 15 hộ chuyên làm gốm mỹ nghệ trang trí nội thất, còn lại chuyên làm gốm gia dụng. Nét đặc biệt của gốm Bầu Trúc là chế tác sản phẩm không dùng bàn xoay, mà người thợ đi vòng quanh để tạo dáng sản phẩm...Lao động thủ công vất vả, năng xuất thấp nhưng lại tạo hình đẹp cho sản phẩm gốm độc đáo, không sản phẩm nào giống hệt sản phẩm nào. Nghề làm gốm Chăm Bầu Trúc hiện được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục 12 Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và trình UNESCO xét duyệt, công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Trong ảnh: Vẻ đẹp gốm Chăm. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN

Thiếu nữ Chăm

Nhà báo, NSNA Thanh Hà chia sẻ: “Các phóng viên trẻ khi mới vào nghề thường vấp phải những lỗi bố cục và cách lấy sáng khi tác nghiệp ảnh. Những bức ảnh bị lỗi bố cục như hình ảnh không có điểm nhấn, nhiều bức ảnh mang nét chung chung giống nhau, ánh sáng không đủ hoặc bị lóa sáng, ảnh bị mờ nhòe, không sắc nét, ảnh chết (không có hoạt động của con người)… Trong nhiếp ảnh, ngoài sáng tác nghệ thuật ra thì kỹ năng chụp sân khấu và thể thao là hai loại hình phức tạp nhất. Nếu chụp hình thể thao đòi hỏi phương tiện máy móc hiện đại, sự nhạy bén và khả năng chớp thời cơ của tay máy thì việc chụp hình sân khấu rất cần có nhiều kinh nghiệm. Với kinh nghiệm nhiêu năm chụp sân khấu, tôi khuyên các bạn phải có phương tiện tốt, nhất là máy ảnh số phải có độ nhậy ISO cao, ống khính Tele Zoom 70 – 200 mm độ mở f2.8 là tốt nhất, vì ít khi có điều kiện tiếp cận gần. Tuyệt đối không dùng đèn flash, phả đèn sẽ làm hỏng ý đồ sử dụng ánh sáng của đạo diễn”.

THA_0120

Người dân tộc Bru – Vân Kiều

Năm nay, nhà báo, NSNA Thanh Hà đã chạm ngưỡng tuổi 60 nhưng anh vẫn lăn lộn đi đến các bản làng vùng cao, vùng biên giới, hải đảo để ghi lại những khoảnh khắc hơi thở cuộc sống vào ống kính máy ảnh. Nhiều năm nay, nhà báo, NSNA Thanh Hà cũng là cộng tác viên tích cực của Báo Dân tộc và Phát triển.

Bài: Nhà báo Sông Lam

Ảnh: NSNA Thanh Hà

Tin liên quan