Ảnh nghệ thuật – Một kênh thông tin tiếp thị du lịch hữu hiệu

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam – mảnh đất hình chữ S với nhiều cảnh đẹp hiền hòa, thơ mộng; với những dòng sông, con suối bao quanh núi đồi, thác ghềnh. Thêm vào đó, những nét văn hóa lâu đời đã tạo nên những đặc trưng rất riêng, rất độc đáo, rất đặc sắc khiến Việt Nam như nàng công chúa đang ngủ trong rừng được hoàng tử đánh thức… Có thể nói vẻ đẹp Việt Nam hiện hữu trên những bức ảnh nghệ thuật một cách duyên dáng, đặc sắc, quyến rũ đã trở thành những thỏi nam châm thu hút du khách khắp nơi trên thế giới khiến ngành du lịch đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế quốc dân và được coi là một ngành công nghiệp không khói.

Hoàng Thành đêm hội

Hà Nội nở hoa

wa1DSC_1691

Múa Bồng – làng Triều Khúc

Sau khi tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn, đồng thời từ những cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật, sách ảnh nghệ thuật và những tác phẩm ảnh nghệ thuật dự thi ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới khiến tên tuổi Việt Nam đã được bè bạn khắp năm châu bốn biển biết đến; được nhắc nhiều trong những diễn đàn lớn trên thế giới. Tiếp đến cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ, vô địch bóng đá Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam, quảng bá du lịch trên kênh CNN, BBC khiến bè bạn quốc tế càng có cơ sở hiểu biết thêm về Việt Nam; thu hút một lượng khách quốc tế đáng kể và nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam hơn; ngay cả người Việt khắp nơi cũng đổ về thăm quê nhà… Điều đó càng chứng tỏ nhiếp ảnh là một trong những kênh tiếp thị thông tin du lịch mạnh nhất, hiệu quả nhất trong việc quảng bá đất nước – con người, tạo nên thương hiệu quốc gia và đưa hình ảnh Việt Nam đến với mọi người.

Hồ Gươm trong sương

Làn điệu dân gain

Hề chèo

Phút bình yên

Với đặc trưng kỹ thuật của mình, nhiếp ảnh đã cho mọi người thấy rõ nét nhất, trung thực nhất những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh; những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo; sự thân thiện gần gũi của người Việt Nam, sự kiều diễm duyên dáng của phụ nữ Việt Nam không chỉ trong trang phục áo dài truyền thống mà ngay cả trong sinh hoạt đời thường…. Từ đó tác động đến du khách trong và ngoài nước, khiến họ có nhiều lý do để lựa chọn điểm đến Việt Nam – một điểm đầy hấp dẫn và quyến rũ của thiên niên kỷ mới.

Vũ điệu cuộc sống –  Sa Pa

Dân tộc Lô Lô – Hà Giang

Góc chợ Bắc Hà

Ma_Pi_Leng

Mã Pì Lèng – Hà Giang

wa1DSC_1819

Nắng sớm – Hà Giang

w1 40x50

Truyền nghề – Dân tộc Pà Thẻn, Hà Giang

Không chỉ có thế, các nghệ sĩ nhiếp ảnh còn cho ta chiêm ngưỡng những di sản văn hóa; những kiến trúc đình chùa độc đáo; trang phục áo dài truyền thống, những con người giản dị, gần gũi, thân thương luôn nở nụ cười hiền hậu, cởi mở, thân tình; những món ăn giản đơn, ngon miệng, đặc trưng của các vùng miền; những sinh hoạt đời thường của 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Việt Nam – mảnh đất hình chữ S tươi đẹp được quảng bá qua nhiều tác phẩm ảnh nghệ thuật, trên phương tiện truyền thông đã lan tỏa khắp nơi trên thế giới khiến cho nhiều người ngưỡng mộ trước vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng.

Lăng Tự Đức – Huế

Lễ hội áo dài – Huế

dtw1DSC_2749

Chiều Cao Bằng

Theo sử sách, cụ Đặng Huy Trứ, một quan chức triều Nguyễn ở thế kỷ XIX, giàu lòng yêu nước, là người Việt Nam đầu tiên đưa kỹ thuật nhiếp ảnh vào nước nhà. Ngày 14 tháng 3 năm 1869, cụ Đặng Huy Trứ khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường tại Hà Nội. Từ 1869 tới đầu thập niên 1930, nhiếp ảnh phát triển và lan ra khắp Việt Nam, nhưng hầu như chỉ là ảnh dịch vụ. Sau đó cụ Nguyễn Ðình Khánh tức Khánh Ký, ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Ðức, tỉnh Hà Ðông phát triển nền nhiếp ảnh Việt Nam. Từ đó bắt đầu có phong trào chơi ảnh nghệ thuật với sự xuất hiện của các nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, Phạm Văn Mùi, Nguyễn Văn Khải, Phạm Ngọc Chất v.v… Ngày nay nền nhiếp ảnh Việt Nam đã được thế giới biết đến và ca tụng. Nhiếp ảnh Việt Nam đã giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước những phong cảnh nổi tiếng như Hà Nội với Hồ Gươm quyến rũ; vịnh Hạ Long – bức tranh thủy mạc kỳ vĩ của tạo hóa; ruộng bậc thang đầy thơ mộng ở Mù Căng Chải, Hoàng Su Phì, Y Tý…; Sa Pa huyền ảo, cố đô Huế cổ kính trầm tư; phố cổ Hội An, tháp Chàm Mỹ Sơn ẩn sâu trầm mặc; miền Tây sông nước với chợ nổi, Đà Lạt ngàn hoa, Mũi Né cát vàng, biển xanh với nắng và gió v.v…

Con đường mới – Hạ Long

Suối Yến mùa Hoa Súng

w1DSC8785

Chiều Y Tý – Lào Cai

Đường đến Cát Cát – Sa Pa

Mùa cá ở Thanh Hóa

wdtDSC_0029

Ngày mới – Phá Tam Giang

w1dta1DSC_0430

Mùa cá – Huế

Việc khai thác giá trị di sản thế giới gắn kết với du lịch qua nhiếp ảnh và việc quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới đã thu được những thành quả nhất định. Với niềm say mê, sáng tạo nghệ thuật, tình yêu quê hương đất nước, các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã cho ra đời rất nhiều, rất nhiều tác phẩm đẹp, đặc sắc, nhân văn về đất nước – con người Việt Nam đến với đông đảo công chúng để chiêm ngưỡng và hướng tới. Mỗi cuộc triển lãm ảnh đều thu hút rất đông giới nhiếp ảnh, công chúng và du khách tới xem. Điều đó chứng tỏ nhiếp ảnh đã nhận được sự quan tâm của công chúng, lan tỏa như một kênh quảng bá hình ảnh hữu hiệu nhất.

Nghề truyền thống ở Vân Hà – Đông Anh

Gắn bó với nghệ – Chương Mỹ

Kho cá làng Vũ Đại

Bài, ảnh: NSNA Tuyết Minh

Tin liên quan