Lễ hội Cố đô Hoa Lư

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Ninh Bình là một tỉnh ven biển cực Nam của châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp Hà Nam, Đông và Đông Bắc giáp Nam Định, Đông Nam giáp vịnh Bắc bộ với bờ biển dài 18 km, Tây Bắc giáp Hòa Bình và phía Nam giáp Thanh Hóa.  Ninh Bình có diện tích 1387,5 km2 với dân số hơn 93 vạn. Ninh Bình là vùng đồi núi và bán sơn địa; phía Tây Bắc gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp. Đỉnh Mây Bạc là đỉnh núi cao nhất Tỉnh Ninh Bình thuộc rừng Cúc Phương với độ cao 648m; phía Đông Nam là vùng đồng bằng ven biển thuộc hai huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Ninh Bình có rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại như: rừng Quốc gia Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn…

ng van hai (11)

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

17799462_1802629696724712_1791083206567010462_n

Ảnh: Nguyễn Xuân Hiếu

ưchu duc hung (2)

Ảnh: Chử Đức Hùng

Lễ hội Cố đô Hoa Lư không chỉ là Lễ hội truyền thống linh thiêng nhất, lớn nhất trong năm của Ninh Bình, tôn thờ các vị Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ mà còn là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội Cố đô Hoa Lư năm 2017 được tổ chức từ ngày 05 – 07/4 (tức ngày mùng 9 – 11/3 âm lịch), có quy mô cấp tỉnh. Lễ hội Cố đô Hoa Lư năm nay là sự kiện chào mừng kỷ niệm 1049 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình. Ngày 04/4, tại Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Cố đô Hoa Lư đã diễn ra Lễ mở cửa Đền và Lễ dâng hương chuẩn bị khai hội Cố đô Hoa Lư năm 2017. Lễ mở cửa đền để dâng hương báo công và cầu xin các vị thần linh cho mở Lễ hội Cố đô Hoa Lư.

17800229_1803893269931688_2568124503162266552_n

Ảnh: Nguyễn Xuân Hiếu

ng van hai (7)

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

17523640_1802162990104716_8134366354792577608_n

Ảnh: Nguyễn Xuân Hiếu

Lễ hội Cố đô Hoa Lư diễn ra với hai phần lễ và hội. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, với các nghi lễ truyền thống, nêu cao đạo lý Uống nước nhớ nguồn, tôn vinh công đức các bậc Đế vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của nhân dân… Các nghi thức lễ như: Lễ mở cửa đền, dâng hương, rước kiệu, cửu khúc, rước nước, mộc dục, tiến phẩm, cầu siêu; Lễ hội hoa đăng, lễ tế, lễ tạ v.v…

wDSC_9271

Ảnh: Tuyết Minh

ng van hai (8)

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

ng van hai (10)

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

Phần hội gồm có các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian như: Biểu diễn múa Rồng, múa Sư Tử, múa trống và cồng chiêng; Đua vật dân tộc, đua thuyền, giao lưu bóng chuyền, bắn cung, bắn nỏ…; …; Cờ người, chọi gà, bịt mắt bắt dê, tổ tôm điếm v.v… Không chỉ có thế, Ban Tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động khác như: Trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua, trưng bày và quảng bá các sản phẩm địa phương, múa rối nước, triển lãm ảnh, hội trại thanh niên… đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, lành mạnh, phong phú, đa dạng tại không gian lễ hội.

w1DSC_9708

Ảnh: Tuyết Minh

Sáng 05/4 đã diễn ra Lễ Rước nước tại Lễ hội Cố đô Hoa Lư năm 2017. Tham dự Lễ Rước nước có đồng chí Tống Quang Thìn, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, đông đảo nhân dân địa phương cùng du khách trong và ngoài nước tham dự. Lễ rước nước là nghi lễ tri ân tưởng nhớ công lao của Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân để lên ngôi Hoàng đế và cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ rước nước là sinh hoạt văn hoá tâm linh sống động, đặc sắc của cộng đồng cư dân có nền nông nghiệp lúa nước ở nước ta. Bến sông Hoàng Long là nơi diễn ra nghi lễ tế thần linh và rước nguồn nước thiêng truyền thống.

ng van hai (1)

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

wchu duc hung

Ảnh: Chử Đức Hùng

ng van hai (3)

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

wchu duc hung (1)

Ảnh: Chử Đức Hùng

wchu duc hung (3)

Lễ Mục dục – ảnh: Chử Đức Hùng

Tương truyền về truyền thuyết dân gian ly kỳ, hấp dẫn kể về sự tích Rồng Vàng hiện lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông mà thoát khỏi lưỡi gươm giận dữ của người chú ruột. Sau đó ông đã làm nên nghiệp lớn, thống nhất giang sơn, dựng Kinh đô Hoa Lư, đặt triều chính, trở thành Đại Thắng Minh Hoàng Đế. Và cái tên sông Hoàng Long có từ đó… Bên kia bến sông Hoàng Long là núi Cắm Gươm sừng sững như một chứng tích hào hùng. Truyền thuyết dân gian về Rồng Vàng, sông Hoàng Long, núi Cắm Gươm, vị Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng mang đậm chất sử thi sẽ mãi là vẫn tự hào của nhân dân Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.

Sau nghi Lễ rước nước, tại Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Cố đô Hoa Lư còn diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: Lễ Mộc dục, Lễ tiến phẩm, Lễ rước kiệu, trưng bày mâm ngũ quả tiến vua và nhiều hoạt động hội khác như múa rối nước, thi cờ người, chọi gà, hội trại thanh niên, giao lưu bóng chuyền, vật dân tộc.

Đúng 20h tối 05/4/2017 đã chính thức khai mạc Lễ hội  Cố đô Hoa Lư tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự và đánh trống khai hội. Dự Lễ khai mạc còn có đại lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương cùng đông đảo bà con nhân dân tỉnh Ninh Bình và du khách. Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Tỉnh Ninh Bình, Đinh Văn Điến đã phát biểu tại Lễ khai mạc và nhấn mạnh: “Cách đây 1.049 năm – mùa Xuân năm Mậu Thìn năm 968, trên mảnh đất Hoa Lư lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh, người con ưu tú của quê hương Ninh Bình đã hoàn thành sứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân; thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế; lập nên Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở nước ta; chọn Hoa Lư làm Kinh đô; đặt tên nước là Đại Cồ Việt; lấy niên hiệu là Thái Bình, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự chủ sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc…”

hai

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

ng van hai

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

Lễ hội Cố đô Hoa Lư diễn ra trong suốt ba ngày 5-7/4 trong không khí đông vui, náo nhiệt, đầy ấn tượng, an toàn, trang nghiêm, đảm bảo các nghi lễ truyền thống, nhiều trò chơi và ca múa dân gian… Khu di tích lịch sử Cố Đô Hoa Lư đã được công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia ngày 10/5/2012. Ngày 23/6/2014, UNESCO đã vinh danh  quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư, các di tích Chùa Bái Đính, hang động Tam Cố – Bích Động là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

v hai

17884170_1804616076526074_7023925884111396977_n

Ảnh: Nguyễn Văn Hải

Bài: NSNA Tuyết Minh

Tin liên quan