(Nhiếp ảnh Hà Nội) Bát Tràng là một làng cổ nằm ở bờ Bắc sông Hồng thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông Nam. Bát Tràng là một trong những làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất nhì ở Việt Nam. Năm 2017, được sự đồng ý của các cấp chính quyền địa phương Lễ hội truyền thống làng cổ gốm sứ Bát Tràng tổ chức trong 3 ngày 11 – 13/3/2017 (tức ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch năm Đinh Dậu) tại Đình làng Bát Tràng. Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh làng nghề gốm truyền thống và dâng lễ vật lên các vị Thành Hoàng làng cầu xin mưa thuận gió hoà, ấm no, hạnh phúc cho dân làng.
Lễ hội làng Bát Tràng – ảnh Tuyết Minh
Múa Lân mừng ngày hội – ảnh: Đức Nghi
Múa cờ mừng ngày hội – ảnh Tuyết Minh
Ảnh: Trần Tuyên
Bộ ảnh Lễ Rước Nước làng Bát Tràng:
Ảnh: Đức Nghiêm
Ảnh: Nguyễn Vũ Phượng
Ảnh: Tuyết Minh
Ảnh: Đức Nghiêm
Ảnh: Tuyết Minh
Ảnh: Tuyết Minh
Ảnh: Nguyễn Dương
Ảnh: Trương Hữu Khoa
Ảnh: Nguyễn Vũ Phượng
Ảnh: Tuyết Minh
Đình Bát Tràng thờ sáu vị Thần đã có công giúp dân đánh giặc giữ nước: Bạch Mã Đại Vương, Tràng Thuận Nghi Dung, Phan Đại tướng, Cai Minh Đại Vương, Lưu Thiên Tử Đại Vương và Hồ Quốc Thần Đại Vương. Theo phong tục truyền thống, Lễ hội làng Bát Tràng có nhiều nghi lễ: Lễ Tam sinh, Lễ Dâng hương Thánh Hiền; Lễ Rước Nước, Lễ Tắm Bài vị, Lễ Rước Bài vị từ Miếu Bát Tràng đến Đình Bát Tràng, Lễ Phóng Đăng – Hoa bông… được thực hiện rất trang trọng. Lễ vật dâng Thành Hoàng làng là một chú trâu tơ, một chú lợn béo, một chú dê ngon được thui vàng, đặt cả con lên chiếc bàn lớn nhỏ tuỳ theo lễ vật cùng sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Sau khi lễ xong, các phẩm vật được chia đều cho các họ trong làng cùng nhau hưởng lộc.
Bộ ảnh Lễ Tam sinh – ảnh Tuyết Minh
Lễ trao tặng Bằng khen – ảnh: Tuyết Minh
Trình diễn sản phảm của Bát Tràng – ảnh: Tuyết Minh
Trong thời gian diễn ra Lễ hội còn có các trò chơi dân gian như: cờ tướng, cờ người, kéo co, chọi gà, bịt mắt đập niêu v.v…, biểu diễn văn nghệ tại Đình làng. Độc đáo và ấn tượng nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Hội làng Bát Tràng không chỉ thể hiện những nét văn hoá truyền thống mà còn là dịp quảng bá, giới thiệu sản phẩm gốm sứ Bát Tràng với du khách trong và ngoài nước. Năm nay, Lễ hội làng nghề còn có nhiều sản phẩm gốm đặc sắc, khoảng 150 sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo của các nghệ nhân, thợ giỏi được trưng bày tại “Chợ quê” ngay trung tâm của làng. Tại không gian “Chợ quê” còn có sự tham gia của 15 làng nghề truyền thống như: khảm trai Chuôn Ngọ, miến Cự Đà, lụa Vạn Phúc, dệt Phùng Xá, rèn Đa Sỹ, Hương Xà Kiều, thêu ren An Dương (Hải Phòng), v.v… Không chỉ có thế, trong không gian “Chợ quê” còn có hơn 60 bức ảnh lớn nhỏ của NSNA Lâm Trúc Quỳnh. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện kể về sự tiến triển của làng nghề gốm Bát Tràng trong từng giai đoạn lịch sử. Nói một cách công bằng, NSNA Lâm Trúc Quỳnh, một người năng động, đầy nhiệt huyết, người viết sử bằng ảnh của Bát Tràng có được thành công hôm nay là nhờ sự lao động bền bỉ, suy ngẫm cho làng nghề quê hương mình.
Lễ cắt băng khai trương “Chợ quê” – ảnh: Nguyễn Đức Kiên
Ảnh: Nguyễn Dương
Ảnh: Đức Nghiêm
Ảnh: Trương Hữu Khoa
Ảnh: Nguyễn Đức Kiên
Trải qua nhiều thăng trầm, các thế hệ người làng Bát Tràng vẫn giữ nghiệp tổ của ông cha. Ngày nay, gốm Bát Tràng nổi tiếng không chỉ trong nước với những sản phẩm tinh xảo phục vụ đời sống, trang trí, tín ngưỡng… mà còn vang xa nhiều nơi trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Itaia, Hà Lan, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bát Tràng có bề dày văn hóa truyền thống chùa, đình, văn chỉ. Sản phẩm Bát Tràng luôn được cải tiến mẫu mã, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng, trưng bày, tín ngưỡng của khách hàng trong nước và quốc tế. Bát Tràng tự hào là một làng nghề phát triển nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Bát Tràng là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam với 75 nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân làng nghề Việt Nam, nghệ nhân làng nghề Hà Nội. Đó là niềm tự hào không chỉ của người dân Bát Tràng mà còn là niềm tự hào của người Hà Nội, người Việt Nam.
Ảnh: Trần Tuyên
Ảnh: Nguyễn Đức Kiên
Bài: NSNA Tuyết Minh