Liên hoan Ảnh nghệ thuật ba thành phố Hà Nội – Huế – thành phố Hồ Chí Minh na

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Trong không khí tưng bừng của cả nước và Thủ đô Hà Nội kỷ niệm những ngày lễ trong tháng 5: 129 năm Ngày sinh của Bác Hồ vĩ đại(19/5/1890-19/5/2019, 65 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019), Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội rất vinh dự được đăng cai tổ chức Liên hoan Ảnh nghệ thuật ba thành phố Hà Nội – Huế – thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh: Trần Minh

Trước hết, cho tôi thay mặt Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội xin gửi lời chúc mừng nhiệt liệt tới các quí vị đại biểu, các đại diện của Hội nhiếp ảnh ba thành phố Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, cùng các nhà nhiếp ảnh và các nhà báo có mặt tại buổi lễ ngày hôm nay. Liên hoan Ảnh nghệ thuật ba thành phố kết nghĩa này là sự hội ngộ hàng năm của giới nhiếp ảnh đến từ 3 thành phố.

Ở Liên hoan này, Hà Nội tham gia 40 ảnh, Huế và Hồ Chí Minh tham dự 30 ảnh. Như vậy 100 tác phẩm ảnh nghệ thuật được chọn lọc từ 2 năm qua  mang đến Liên hoan Ảnh nghệ thuật ba thành phố Hà Nội – Huế – thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

Tam vị Thánh Tản – Ảnh: Vũ Đạo

Lễ hội Đền Đô – Ảnh: Trần Cường

Dậy Chữ – Ảnh: Phan Trọng Tiến

So với các Liên hoan lần trước chủ đề tự do, khác biệt của Liên hoan lần này là có một chủ đề rõ rệt. Đó là ca ngợi Vẻ đẹp Dân gian. Cái vẻ đẹp ấy gần gũi với cuộc sống thường ngày của người dân ba miền. Đó là nét đẹp văn hóa làng nghề, văn hóa du lịch, văn hóa cộng đồng với non nước quê hương và vẻ đẹp của văn hóa tâm linh.

Làn điệu dân gian – Ảnh: Tuyết Minh

Sắc Xuân – Ảnh: Đặng Văn Trân

Chiếu chèo sân đình – Ảnh: Nguyễn Thị Thanh

Ngày biển động – Ảnh: Võ Đông Bảy

Thị Mầu lên chùa – Ảnh: Nguyễn Huỳnh Mai

Ra chợ – Ảnh: Nguyễn Phúc Xuân Lê

Các nhà nhiếp ảnh đã đi sâu khai thác để tài này, thể hiện sự lăn lộn, say mê trong cuộc sống với vẻ đẹp dân gian. Những khoảnh khắc trong các tác phảm ảnh treo ở triển lãm này thể hiện cái nhìn, sự quan sát tinh tế của các nhà nhiếp ảnh.  Vẻ đẹp dân gian trở nên sống động, được khái quát hóa, song vô cùng gần gũi với cuộc sống thường ngày của người lao động. Cũng tính khái quát hóa đã nêu bật được nét đặc trung cuả nền văn hóa từng miền và vùng. Đó cũng chính là thành công của Liên hoan Ảnh nghệ thuật ba thành phố kết nghĩa.

Ngưỡng mộ – Ảnh: Nguyễn Đăng Hạnh

Sắc màu Hà Nội – Ảnh: Vũ Quang Ngọc

Lò Gốm lộ thiên – Ảnh: Lê Quang Thái

 

Chung một tấm lòng – Ảnh: Hồ Sĩ Trung

Công đoạn cuối – Ảnh: Nguyễn Phước Toàn

Gốm Bàu Trúc – Ảnh: Bùi Minh Sơn

Các tác giả Hà Nội như Vũ Đình Tuệ với “Giếng quê” cho thấy vẻ đẹp thanh bình ở một làng quê Việt Nam, khi cuộc sống quây quần bên chiếc giếng cổ. Hay “Làng nghề mây tre đan” của Nguyễn Ngọc Bình gợi lên sự đa sắc của nghề thủ công. Mầu sắc trong ảnh thật quyến rũ. “Mốc tương” của Trương Thanh Bình không có ai có thể miêu tả đẹp hơn bức ảnh của anh về nghề làm tương. Không gian làm tương đạm chất quê.

Giếng quê – Ảnh: Vũ Đình Tuệ

Làng nghề mây tre đan – Ảnh: Nguyễn Ngọc Bình 

Mốc tương – Ảnh: Trương Thanh Bình

Các tác giả Huế thì miêu tả vẻ đẹp dân gian đầy chất thơ như “Cánh diều tuổi thơ “ của Lê Nhật Quang. Còn Ngô Thanh Minh miêu tả những kinh khí cầu như “Hoa sứ cố đô”. Nguyễn Hữu Đính lột tả được vẻ đẹp của “Nghề truyền thống”. “Thiên mụ mây bay” của Nguyễn Trung Thành mô tả chùa Thiên Mụ trong sương sớm huyền ảo.

Cánh diều tuổi thơ – Ảnh: Lê Nhật Quang

Hoa sứ cố đô – Ảnh: Ngô Thanh Minh

Nghề truyền thống – Ảnh: Nguyễn Hữu Đính

Thiên mụ mây bay – Ảnh: Nguyễn Trung Thành 

Phần ảnh thành phố Hồ Chí Minh gắn nhiều với mầu sắc và ánh sáng. “Đan lưới” của Hoàng Thạch Vân đã đẩy nghề này trở nên một bức tranh nghệ thuật với bố cục và mầu sắc chặt chẽ. Nghề chế biến sơ dừa rất giản đơn nhưng được Nguyễn Thị Thu Ba nâng lên thành “Vũ điệu sơ dừa” quả là rất đắt. Bằng kỹ sảo nhiếp ảnh Ngô Đức Cần đã tạo nên “Nhịp điệu muối”, sinh động và nêu bật được vẻ đẹp của nghề làm muối.

Đan lưới – Ảnh: Hoàng Thạch Vân

 Vũ điệu sơ dừa – Ảnh: Nguyễn Thị Thu Ba

Nhịp điệu muối – Ảnh: Ngô Đức Cần

Chỉ cần điểm qua vài tác phẩm ta đã thấy được sự sáng tạo và rất có nghề của các nhà nhiếp ảnh. Họ tôn vinh lao động nghề truyền thống, văn hóa truyền thống bằng chính sự lao động sáng tạo của mình.

Yêu nghề – Ảnh: Nguyễn Văn Hải

Nghề nón Chuông – Ảnh: Đinh Quang Tiến

Tráng bánh – Ảnh: Đỗ Thái Sơn

Yêu nghề – Ảnh: Vũ Quốc Hưng

Có thể nói Triển lãm VẺ ĐẸP DÂN GIAN của Liên hoan lần này là sự hội tụ tinh hoa những tác phẩm về văn hóa dân tộc, về cuộc sống của người lao động thủ công mỹ nghệ, gắn với vẻ đẹp của non nước quê hương.

Lưu giữ truyền thống dân tộc Dao – Ảnh: Trần Thanh Hải

Việc hàng ngày – Ảnh:  Trần Thị Tuyết Mai

Quạt tranh nghệ thuật – Ảnh: Nguyễn Thị Tuyết

 Xuất phát – Ảnh: Lê Văn Minh

Giữ nghề – Ảnh: Nguyễn Xuân Chính

Cũng như các liên hoan lần trước, thành công còn thể hiện ở sự giao lưu giữa các nhà nhiếp ảnh ba thành phố. Chia xẻ và nâng cao hiểu biết lẫn nhau. Mỗi lần triển lãm mỗi thành phố cố gắng ganh đua tổ chức sao cho vui và có nhiều điểm đến để các nhà nhiếp ảnh ba thành phố có điều kiện thăm quan và chụp ảnh.

Cuối cùng xin chúc các đồng chí, các vị đại biểu, các nhà nhiếp ảnh ba thành phố sức khỏe, thành đạt, có nhiều cống hiến góp phần cho công cuộc xây dựng đất nước và thành phố mình ngày càng giầu đẹp.

Bài: NSNA Đặng Đình An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan