Nét đẹp văn hoá dân gian

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Hội làng Triều Khúc được tổ chức từ mùng 09-12 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Làng Triều Khúc hay còn gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 08 km về phía Tây Bắc. Kẻ Đơ xưa kia vốn đã là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, vì thế còn được gọi là làng Đơ Thao.

Đình làng Triều Khúc

Đình làng Triều Khúc

Tieng trong Khai hội

Tiếng trống khai hội

Cứ vào ngày mồng 9, dân làng cùng du khách khắp nơi nô nức kéo về Triều Khúc mở hội đầu xuân, thành kính ra Đình Sắc tổ chức lễ Nhập Tịch xin Bố Cái Đại Vương cho phép mở hội. Địa điểm trung tâm diễn ra hội làng Triều Khúc là hai ngôi đình: Đình Sắc, nơi có hòm chứa sắc phong của các triều đại cho vị Thành Hoàng Làng và Đình Đại rất rộng lớn, là nơi thờ Thành Hoàng Làng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng thế kỷ VIII.

Te le

Tế lễ

Tế Lễ

Lễ rước Bố Cáo Đại Vương

Ngoài nón quai thao, Triều Khúc còn nổi tiếng bởi nghề thêu may đồ thờ tự như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía… Tương truyền, nghề này do một người dòng họ Vũ truyền lại. Để nhớ ơn người đã đem lại cuộc sống ấm no cho mình, dân làng thờ ông tổ nghề tại Đình Đại cùng với vị Thành Hoàng Làng Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Đám rước từ Đình Sắc sang Đình Đại có kiệu mũ áo của Bố Cáo Đại Vương còn gọi là Hoàng bào với đầy sự ling thiêng, vẻ đẹp tâm linh qua những nét văn hoá dân gian truyền thống này. Những người tham gia hội đều mặc áo quần bằng chính sản phẩm do dân làng dệt thêu.

Lễ Nhập Tịch

Lễ Nhập Tịch

Le hoi que em

Múa dân gian

Múa dân gian

Lễ tế ở Đình Đại gọi là Tế Hoàn Cung. Khi tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức, một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò “đĩ đánh bồng” hay còn gọi là múa Trống Bồng. Đây là một trong những điệu múa cổ đặc sắc, độc đáo nhất của lễ hội Triều Khúc do vài trai làng đóng giả gái, má phấn môi son trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy với chiếc khăn mỏ quạ trên đầu biểu diễn giữa tiếng chuông, trống và phường bát âm réo rắt. Các “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, nom đến ngộ nghĩnh và vui mắt. Những tập tục, nghi lễ văn hoá dân gian truyền thống của Triều Khúc vẫn được gìn giữ và bảo tồn, đặc biệt là điệu múa múa Rồng truyền thống với nhiều nét độc đáo, kỹ xảo điêu luyện với màn mở đầu bằng một điệu dựng Rồng độc đáo mà không nơi nào có được. Theo người già kể lại rằng điệu múa này có đời từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Tế lễ tưng bừng ở Đình Đại là lễ Tức Vị lên ngôi của Đức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Tế Hoàn Cung

Tế Hoàn Cung

wb1DSC_1691

Múa cổ Trống Bồng

Tưng bừng ngày hội

   Tưng bừng ngày hội

wDSC_1545

Kết thúc lễ hội bằng tế Giã đám vào ngày 12 với điệu múa Cờ hay còn gọi là chạy cờ. Điệu múa Cờ tượng trưng cho việc Đức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chọn tướng sĩ để đánh giặc ngoại xâm. Trong khi múa Cờ, tiếng trống, tiếng thanh la, tù và, tiếng mõ nổi lên rất tưng bừng, náo nhiệt hệt như những đoàn quân đang xung trận. Một lá cờ to được kéo lên trước cửa đình cùng lúc đó hai đoàn quân với đủ khí giới nào kích, trùy, xà mâu, đao, mác, mã tấu… rầm rập chạy vào cửa đình theo hai hướng rồi chạy vòng ra cánh đồng. Hai đoàn quân vừa chạy vừa hướng mặt vào nhau, chỉ dừng lại khi gặp nhau ở đường trục chính từ giữa cửa đình. Hai đoàn quân múa vũ khí liên hồi chạy về đình theo một vòng khép kín giữa tiếng trống ngũ liên thúc giục cùng tiếng reo hò của mọi người vang dậy cả khoảng trời. Các đội múa Rồng, múa Lân, múa Cờ, các đô vật và dân làng lạy tạ Đức Ngài rồi cùng nhau vui vẻ hưởng lộc thánh với oản quả, xôi chuối, thịt gà, thịt lợn… minh chứng cho sự ấm no, hạnh phúc và hưng thịnh của dân làng.

Lễ Giã đám

Lễ Giã đám

Hội làng

Ngày hội quê em

  Bài, ảnh: NSNA Tuyết Minh

Tin liên quan