Nghề dệt vải của người La Chí

Nghề trồng bông, dệt vải của người La Chí, xã Nà Khương, huyện Quang Bình có từ lâu đời đến nay vẫn được lưu giữ.

Người La Chí là một trong số ít dân tộc đến nay còn giữ được nghề trồng bông, dệt vải. Để có nguyên liệu, người La Chí trồng bông từ tháng 1, 2. Đến tháng 8 thì bắt đầu bật bông, dệt vải. Trong ảnh, người phụ nữ đang thực hiện công đoạn đầu tiên là tách hạt bông.

Người La Chí là một trong số ít dân tộc đến nay còn giữ được nghề trồng bông, dệt vải. Để có nguyên liệu, người La Chí trồng bông từ tháng 1, 2. Đến tháng 8 thì bắt đầu bật bông, dệt vải. Trong ảnh, những phụ nữ đang thực hiện công đoạn đầu tiên – tách hạt bông.

Trong công đoạn kéo sợi, phụ nữ La Chí sẽ trải sợi cho mượt mà, kéo đều tay, uyển chuyển để có sợi chỉ đều nhau.

Công đoạn kéo sợi, phụ nữ La Chí sẽ trải sợi cho mượt mà, kéo đều tay, uyển chuyển để có sợi chỉ đều nhau.

Sợi kéo được cuộn thành thoi nhỏ.

Sợi kéo được cuộn thành thoi nhỏ.

Từ những sợi chỉ mỏng, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý. Người La Chí thường mặc áo nhuộm chàm. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất.

Từ những sợi chỉ mỏng, người phụ nữ tiếp tục dệt để có tấm vải thô ưng ý. Người La Chí thường mặc áo nhuộm chàm. Để vải lên đúng màu, họ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất.

Từ những công cụ thô sơ cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc La Chí, bộ trang phục truyền thống của họ dù mang màu chàm mộc mạc vẫn tinh tế trong từng đường khâu, mũi chỉ.

Từ những công cụ thô sơ cùng bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc La Chí, bộ trang phục truyền thống của họ dù mang màu chàm mộc mạc vẫn tinh tế trong từng đường khâu, mũi chỉ.

Tin liên quan