Người dân du xuân Yên Tử trong sương mù

Năm nay tỉnh không tổ chức lễ hội, thời tiết cũng không thuận lợi khi sương mù dày đặc, nhưng người dân vẫn đổ về Yên Tử vãn cảnh, lễ chùa ngày đầu năm.

Ngày 9/2, tức mùng 9 tháng giêng âm lịch, tiết trời ở Yên Tử 11 độ C sương mù dày đặc, thỉnh thoảng có mưa phùn, nhưng hàng nghìn người dân vẫn đổ về đây. Các lối lên chùa thưa thoáng hơn so với vài ngày trước.

Ngoài đi bộ, nhiều người dân lựa chọn đi cáp treo. Gía dịch vụ cáp treo khứ hồi là 260.000 đồng/người. Hiện tại tỉnh Quảng Ninh đang giảm 50% vé tham quan danh thắng Yên Tử, theo đó chỉ còn 20.000 đồng/lần/người lớn và 10.000 đồng/lần/trẻ em.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được tạo tác và bài trí trong tháp Huệ Quang, Yên Tử, từ thế kỷ 17; được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào cuối năm 2020.https://9d980de3fc9d61c2414b9d5a7b5ff027.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Khu vực chùa Hoa Yên thưa thoáng người, không xảy ra cảnh chen lấn. Do sương mù và thỉnh thoảng có mưa phùn nên sân chùa bị ướt. Đây là ngôi chùa to và cổ kính nhất ở Yên Tử, tọa lạc ở độ cao 535 m so với mực nước biển.

Chùa được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân. Trên 700 năm trước, đây chỉ là một thảo am rất nhỏ – nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, khi đó Phật hoàng đổi tên thành Vân Yên. Cả ba vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều trụ trì tại chùa này. Đến đời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông tới đây vãn cảnh thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà, liền đổi tên thành chùa Hoa Yên.

Người dân chụp ảnh bên những cây xích tùng cổ. Ở Yên Tử có hàng trăm cây xích tùng cổ trên 700 tuổi, tất cả được đánh số chăm sóc bảo vệ.

Xích tùng cổ, còn có tên gọi khác là hoàng đàn giả, hồng tùng, có tên trong sách đỏ Việt Nam. Loài cây này được cho là trồng cùng thời điểm Thái thượng hoàng, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến Yên Tử tu hành và lập Thiền phái Trúc Lâm.

Sương mù bao phủ chùa Một Mái, khiến cho chùa càng chở lên tĩnh lặng, cổ kính.https://9d980de3fc9d61c2414b9d5a7b5ff027.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Bên trong chùa có mạch nước ngầm theo vách đá chảy xuống hốc nhỏ. Nguồn nước ở đây được ví von như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn. Nhiều người đến đây xin nước để uống với niềm tin “uống nước trong chùa sẽ mát mẻ, mạnh khỏe cả năm”.

Tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam. Khánh thành đầu tháng 12/2013, tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, cao 15 m, nặng 138 tấn, tọa lạc trên đỉnh An Kỳ Sinh có độ cao 900 m so với mặt nước biển.

Tổng chiều dài từ chân lên đến đỉnh núi Yên Tử khoảng 6.000 m. Dọc đường là các bậc đá trơn trượt, nhiều điểm đi rất nguy hiểm, nhất là đoạn gần lên đến chùa Đồng.

Nhiều người ngồi nghỉ tạm trên các mỏm đá dọc đường lên chùa Đồng.https://9d980de3fc9d61c2414b9d5a7b5ff027.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Thu Thủy và Nguyễn Thu quê Hưng Yên vui vẻ khi leo lên được đến chùa Đồng. “Đây là lần đầu tiên em được đến tham quan Yên Tử. Em thấy rất vui và háo hức khi leo được lên đến chùa Đồng. Cảm giác như chinh phục được một cái gì đó. Lên đến đây cảm thấy không khí trong lành và yên tĩnh”, Thu Thủy nói.

Người dân làm lễ tại chùa Đồng chủ yếu là bánh kẹo, hoa quả, không xuất hiện đồ mặn.

Tọa lạc trên đỉnh Yên Tử, chùa Đồng được khởi dựng từ thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6 m, rộng 3,6 m, cao 3,35 m và nặng hơn 70 tấn.

Tin liên quan