(Nhiếp ảnh Hà Nội) Bàn về “sự khác nhau giữa ảnh báo chí và nghệ thuật” là một vấn đề được đề cập nhiều nhất. Lần này chúng ta lại trở lại vấn đề này. Nói về ảnh dùng phương pháp phóng sự được các phóng viên báo chí sử dụng khi tác nghiệp cho công việc làm báo là một vấn đề được nhiều người quan tâm, thực ra ảnh in trên báo ngoài ảnh tân văn thời sự có sử dụng tất cả các thể loại ảnh khác nhưng những ảnh ấy khi in lên báo là để minh hoai hay thông tin về những vấn đề của chuyên ngành ấy. Thí dụ: Một vài bức ảnh được giải trong cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật (là để thông tin về cuộc triển lãm đó) , ảnh chân dung nghệ thuật về một cuộc thi hoa hậu hoặc ảnh chụp về một nghiên cứu khoa học tự nhiên…. Những ảnh đó vẫn in trên báo nhưng không thuộc thể loại ảnh tân văn báo chí.
Nhiếp ảnh tân văn báo chí là một thể loại báo chí, là một ngành tân văn đưa tin và hình ảnh, đặc trưng của nó là phản ánh trực tiếp bằng hình ảnh, do đó nó có ưu điểm đặc biệt là phản ánh các sự kiên, sự vật trong cuộc sống hiện thực một cách chân thật và chính xác tuyệt đối. Những thông tin và hình ảnh trên báo chí được một phóng viên lành nghề cung cấp sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của tờ báo.
Để có những thông tin băng ảnh tốt trên báo thì ảnh phải có những tính chất sau đây:
Tính chân thật: Phải là những sự kiện, sự vật có thật và được chụp đúng lúc trong không gian và thời gian xảy ra sự kiện.
Tính tư tưởng: Ảnh phải được chụp đúng bản chất sự thật của sự kiện, được chọn lọc với quan điểm đúng đắn của một nhà báo chuyên nghiệp.
Tính quần chúng: Ảnh phải thể hiện nêu bật được vấn đề cần thông tin và là thông tin thiết thực có ích đến với quần chúng nhân dân.
Tính kịp thời: Ảnh phải thông tin nhanh nhất những sự kiện vừa mới xảy ra hoặc những vấn đề mà quần chúng, bạn đọc đang cần biết.
Tính nghệ thuật: Ảnh phải được thực hiện với một hình thức nghệ thuật tốt nhất, giây phút bấm máy phải ở đính điểm của sự kiện. Bố cục, ánh sáng và các chi tiết phụ làm nổi bật chủ đề của sự kiện cần thông tin. Tất cả được thực hiện với một kỹ năng nghề nghiệp hoàn hảo làm tăng sức hấp dẫn của sự kiện.
Những bức ảnh tân văn báo chí có tính nghệ thuật cao, tạo ra được hình tượng tiêu biểu điển hình từ những sự kiện, sự vật trong đời sống xã hội, không những đáp ứng việc thông tin kịp thời, nó còn vượt qua thời gian, và trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị lâu dài, vì nó đã tạo ra được hình tượng nghệ thuật và những thông tin thời sự lúc đó, và về sau này là tính tài liệu của tác phẩm nghệp thuật ấy.
Đó là những tác phẩm nghệ thuật dùng phương pháp phóng sự, chắt lọc từ cuộc sống muôn mặt, những hình ảnh mang tính hình tượng nhân văn, nhân bản, tạo ra những tác phẩm chân thực ấy.
Nói như vậy để thấy được sự liên quan rất mật hiết giữa ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí nhưng phải hiểu là ảnh nghệ thuật còn có những phương pháp sáng tác khác, không phải là phương pháp phóng sự.
Nhiếp ảnh ra đời đã được gần 200 năm, Nhiếp ảnh cũng đến với đất nước ta rất sớm kể từ khi cụ Đặng Huy Trứ mở hiệu ảnh Cảm HIếu Đường. Nhiếp ảnh là một thành tựu của khoa học vật lú. Những nhà phát mình ra nhiếp ảnh lúc đầu chỉ muốn ghi chép được những hình ảnh của con người và thiên nhiên trong những khoảnh khắc của thời gian và không gian nhất định. Nhưng đến ngày nay nhiếp ảnh đã trở thành một nhu cầu rộng lớn, đáp ứng những nhu cầu khác nhau về hình ảnh phục vụ cho tất cả các ngành hoạt động của con người:
– Làm dấu tích chứng lý
– Lưu giữ tư liệu lịch sử
– Thông tin báo chí
– Phục vụ khoa học kĩ thuật…
Nhưng ngoài những kỹ năng trên, nhiếp ảnh còn trở thành một bộ môn nghệ thuật tạo hình. Trước những năm 40 của thế ký trước người ta chưa công nhận nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật. Người ta cho rằng, đó chỉ là những hình ảnh ghi lại được thông qua chiếc máy ảnh. Những họa sĩ nào vẽ quá giống thật thì bị phê phán là ông ấy vẽ như ảnh.
Kỹ thuật nhiếp ảnh ở thời kỳ đầu còn chưa hoàn thiện, hình ảnh chỉ cần làm sao rõ nét và đối tượng phải tĩnh mới chụp được. Càng về sau: máy ảnh, phim máy ảnh, hóa chất càng tiến bộ, chất lương càng cao, thời lượng ghi hình từ nhiều giờ cho đến 1/10000 giờ. Những đối tượng với lượng chiếu sáng rất nhỏ, những đối tượng chuyển động lớn, vẫn có thể được ghi hình lại được. Máy ảnh trước đây cồng kềnh, nặng nề, thì nay nhỏ, nhẹ hpn, có thể mang tới mọi nơi, mọi chốn để ghi hình. Nhất là ngày nay máy ảnh kỹ thuật số ra đời.
Người chụp ảnh qua nhiều năm kinh nghiệm đã thấy được từ những làn chụp khác nhau với cùng một đối tương, thu được những hình ảnh khác nhau do góc độ thu hình, do nguồn sagns, do các yếu tó tâm lý của người chụp cũng như các đối tượng được ghi hình. Các kinh nghiệm về bố cục, tạo đường nét, tạo mảng sáng tối của nghệ thuật hội họa, được người chụp sử dụng làm cho ảnh đẹp hơn và bắt đầu có sức truyền cảm thẩm mỹ. Càng về sau, những người chụp ảnh càng có những kinh nghiệm được tích lũy. Người ta nhận thức được rằng: Với cùng một hình ảnh, người này chụp thì chỉ ra một bức ảnh ghi chép đơn thuần, nhưng ở người khác chụp thì từ hình ảnh ấy lại trở thành hấp dẫn, truyền cảm, chính là do kỹ năng tạo hình và sự rung động thẩm mỹ của người chụp mang lại. Những bức ảnh như vậy đã mang trong nó dấu ấn tâm hồn của người kàm ra nó.
Khi những bức ảnh được tạo ra đã mang dấu ấn tâm hồn riêng của từng người thì nó không đơn thuần chỉ là một sản phẩm của máy móc kỹ thuật nữa. Và ảnh nghệ thuật đã ra đời như thế.
Khác với với hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật dùng máy ảnh để tạo ra tác phẩm nên một ảnh bức ảnh nghệ thuật vẫn mang trong nó một tài liệu chính xác về con người hay cảnh vật thiên nhiên. Người xem một bức ảnh nghệ thuật đẹp sẽ có một cảm nhận: Sao mà trên đời lại có một người đẹp như vậy, hoặc nhà nhiếp ảnh làm sao mà ghi lại một giây phút độc đáo, một khung cảnh tuyệt vời đến thế.
Người chụp ảnh nghệ thuật đều dùng phương pháp phóng sự kết hợp với những kỹ năng tạo hình của hội họa về bố cục đường nét, ánh sáng, màu sắc phù hợp để tạo ra một tác phẩm đẹp chỉ trong một khoảnh khắc, trong cuộc sống đang vận động muôn màu, mang một nội dung có tính điển hình tạo ra hình tượng tiêu biểu về một vấn đề mà tác giả muốn truyền đạt tới công chúng.
Khác với hội họa, công chúng đón nhận tác phẩm nhiếp ảnh khong chỉ riêng về vẻ đẹp thẩm mỹ của tác phẩm mà còn thấy đó là điều có thực trong cuộc sống. Tính tài liệu, tính làm chứng là những nét đặc thù của nhiếp ảnh. Chính vì vậy, phương pháp phóng sự trong chụp ảnh thường được đánh giá cao trong sáng tạo nhiếp ảnh. Vì để đạt được một tác phẩm có giá trị, người chụp phải có vốn sống dày dạn, phải có kỹ năng tạo hình thuần thục, phải đi nhiều để tiếp cận với cuộc sống, phải nhạy bén để trong chốc lát có thể nhìn ra được những đề tài, có khi chỉ diễn ra trong khoảnh khắc và không bao giờ trở lại.
Nhiếp ảnh dùn phương pháp phóng sự là phương pháp chụp ảnh của các nhà báo, nó hoàn toàn khác với loại chụp ảnh tài liệu đơn thuần chỉ ghi chép những cái có thật diễn ra trong cuộc sóng. Nhưng phương pháp phóng sự là sự ghi chép có ý thức của người phóng viên nhiếp ảnh báo chí.
Nhiếp ảnh nghệ thuật qua nhiều thời gian phát triển, những nhà nhiếpanhr không thỏa mãn với khả năng biểu hiện đơn thuần theo phương pháp phóng sự. Người ta muốn mở rộng các hình thức thể hiện ảnh nghệ thuật để tạo ra cái sự mới lạ bằng các kỹ xảo- buồng sáng, buồng tối, bằng cách chắn ghép, ảnh nổi, ảnh phân sắc độ, ảnh nhòe sáng… Người ta chụp ảnh bằng nguồn sáng, tự điều chỉnh được trong phòng, người ta dàn dựng những đề tài khác nhau để “phục hồi” lại những bối cảnh và tình huống đã diễn ra rồi, hoặc chế tác ra những tình huống theo chủ quan của người chụp. Những phương pháp này chỉ thành công khi nhà nhiếp ảnh phải có một kỹ năng hoàn hảo và hiểu biết cặn kẽ, logic cuộc sống. Nhiều nhà nhiếp ảnh theo phương pháp sáng tác của hội họa tao ra những bức ảnh giống như tranh sơn dầu, sơn mài, thuốc nước vv… Tất cả những phương pháp này làm phong phú thêm cho nhiếp ảnh nghệ thuật, nó mở rộng thêm nhiều cách nghĩ, cách làm để đạt tới một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ làm giàu thêm cho nhiếp ảnh nghệ thuật.
Ngày nay những phương pháp trên được vi tính hóa, nhờ công nghệ tin học, kỹ thuật số. Tất cả các kỹ xảo trên được thực hiện một cách dễ dàng nhờ những phần mêm kỹ thuật số.
Như vậy dù muốn hay không, thì chúng ta cần phải đón nhận một thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật dùng kỹ thuật số. Nhà nhiếp ảnh chụp ảnh coi như đi lấy tài liệu theo một ý tưởng nào đấy, rồi sẽ sắp xếp, lắp ghép và điều chỉnh bằng máy vi tính để cho ra một tác phẩm theo ý muốn mà không cần thời cơ bấm máy. Rõ ràng là tình làm chứng, tính tư liệu của nhiếp ảnh đã không còn nữa. Những bức ảnh như vậy đã không còn khác mấy với tác phẩm hội họa. Nhiếp ảnh vi tính sẽ là một thể loại làm cho nhiếp ảnh gần với hội họa hơn và mở ra một phương pháp mới rất rộng rãi cho những ý tưởng bay bổng của nhà nhiếp ảnh, nhưng cũng lại làm cho nhiếp ảnh mất đi nét đặt thù riêng, là tình làm chứng, tính tài liệu và tính khoảnh khắc của nó.
Vì vậy chấp nhận ảnh vi tính là một thể loại ảnh nghệ thuật, nhưng nhiếp ảnh nghệ thuật truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị của nó, bởi sáng tạo một tác phẩm theo phương pháp phóng sự truyền thống bao giờ cũng có giá trị xã hội cao trong công chúng, vì nó được ghi lại trong khoảnh khắc của cuộc sống thực ngoài giá trị nghệ thuật của nó, nó còn là một tư liệu lịch sử có giá trị lâu dài.
Đối với nhiếp ảnh báo chí dùng các phần mềm vi tính, kỹ thuật số là một điều cám kỵ vì nó đã làm sai lạc sự thật mà báo chí không thể chấp nhận được.
Tác giả bài viết: MAI NAM