Cao Bằng – Điểm đến của các tay máy

(Nhiếp ảnh Hà Nội) Nằm ở phía Bắc-Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng du lịch phong phú, có núi, rừng trùng điệp, hùng vĩ, sông, suối trải dài bao la, bát ngát. Một vùng non nước hữu tình đã đi vào thơ ca, nhạc họa với khu rừng nguyên sinh còn giữ được vẻ hoang sơ, thơ mộng với khí hậu mát mẻ – khu du lịch sinh thái lý tưởng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử như khu di tích Trần Hưng Đạo thuộc xã Tam Kim, huyện Bình Nguyên. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nay là Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại đây. Ngoài các khu di tích lịch sử cách mạng, Cao Bằng còn nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời như: Chùa Đà Quân, Chùa Sùng Phúc, Chùa Văn An, Đền Kỳ Sầm…

xuan chinh

Ảnh: Xuân Chính

dtw1DSC_2749

Thanh bình – ảnh: Tuyết MInh

Cuối tháng 11.2016, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội tổ chức chuyến đi sáng tác tại Cao Bằng 04 ngày – 03 đêm. Trưởng đoàn là NSNA Đặng Đình An – Chủ tịch Hội NANT Hà Nội, Phó Trưởng đoàn là NSNA Tuyết Minh – Phó Chủ tịch Hội NANT Hà Nội. Sáng sớm 23/11, đoàn chúng tôi đã có mặt đông đủ tại trụ sở Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội để 5h30 khởi hành lên đường đi cao Bằng. Xe bon nhanh trên đường và dừng lại tại một điểm nghỉ trên đường để ăn sáng. Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi lại dừng xe chụp ảnh mỗi khi gặp phong cảnh đẹp, sống động nơi đây khiến cả đoàn chúng tôi không thể không dừng lại để thu những cảnh đẹp vào khuôn hình bé nhỏ của mình.

Cao bang - tp ve dem - ngo minh dao

Cao Bằng, thành phố về đêm – ảnh: Ngô Minh Đạo

luong chieu _DSC0017.jpg2 (1)

Ảnh: Lương Chiều

Chúng tôi tới Cao Bằng khá muộn, ăn trưa, nhận phòng, nghỉ ngơi. Khoảng 15h30, nhiều người trong đoàn đã tự thuê xe máy đi chụp quanh Cao Bằng. Đến với Cao Bằng đoàn chúng tôi háo hức một ý nguyện sâu sắc, một tình cảm đặc biệt về với cội nguồn cách mạng Việt Nam – một vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là căn cứ địa cách mạng gắn với giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Nơi Bác Hồ sống và làm việc từ năm 1941 đến 1945, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc. Đó là khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Pó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nơi Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ VIII, quyết định thành lập Mặt trận Việt minh từ ngày 10 – 19/5/1945. Thăm suối Lê Nin, nơi Bác ngồi câu cá, một mỏm đá nhô lên từ mặt đất, được Bác  đẽo, gọt giống hình Các Mác. Thăm bàn, ghế đá chông chênh, nơi Bác Hồ ngồi làm việc bên dòng nước chảy qua các khe đá rồi đổ vào hồ trong xanh như ngọc bích. Cảnh vật nơi đây thật yên tĩnh, thật nên thơ với những rễ cây si và những dây rừng buông thõng từ trên cao rủ xuống mặt hồ. Leo qua những tảng đá to, nhỏ khó đi, lên thăm địa hình mốc 108, nơi đầu tiên Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng còn có Khu di tích Kim Đồng gồm mộ anh Kim Đồng, tượng đài anh Kim Đồng dưới chân núi đá cao đồ sộ trong bộ quần áo Nùng, tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư. Trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao, quanh năm xanh tươi. Nơi đây có một khoảng sân rộng, thanh, thiếu niên và nhi đồng của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung thường hội tụ về đây cắm trại, vui chơi, ca hát.

1vu quang ngoc-Một thoáng Cao Bằng

Một  thoáng Cao Bằng – ảnh: Vũ Quang Ngọc

w1DSC_2645

Bên bếp nồng – ảnh: Tuyết Minh

Một vật phẩm tuyệt mỹ mà thiên nhiên ban tặng Cao Bằng đó là Thác Bản Giốc – một thác nước hùng vĩ, cao, đẹp tựa tranh vào bậc nhất, nhì Việt Nam. Thác cao 53m, rộng khoảng 300m, có ba tầng với nhiều ngọn thác lớn nhỏ nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, xã Ngọc Khuê, huyện Trùng Khánh. Dòng chảy của thác nước luôn nhiều sắc màu kỳ diệu, huyền ảo, lung linh mỗi khi có những giọt năng ban mai hay chiều tà chiếu qua. Đoàn chúng tôi cũng như biết bao tay máy đổ về đây sáng tác, chụp ảnh thác nước, bản dân tộcc Tày và Nùng. Cách Bản Giốc khoảng 3km có động Ngườm Ngao hay còn gọi là Hang Hổ dài hơn 2000m, nằm ở bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Bước vào động, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh của nhũ đá thiên nhiên, lóng lánh, mê ly, diệu kỳ với muôn vàn hình khối khác nhau, rất sống động, rất có hồn, rất gần gũi như: đụn vàng, đụn bạc, đụn gạo, những thú rừng, voi, hổ, báo, rồng, rắn, chim muông, cây cối, hoa lá… Ngoài ra, đoàn chúng tôi còn đến thăm và chụp ảnh phong cảnh và đời sống các dân tộc Dao, Tày, Nùng ở xã Ngọc Côn & Nậm Phong và hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh v.v… Tới đây, ai nấy đều rạo rực, xúc động, lắng trong hồn sông núi với cảnh sắc tươi đẹp, rực rỡ, ấn tượng khó quên.

Ba me nguoi Nung - Dang Dinh An

Bà mẹ người Nùng – ảnh: Đặng Đình An

w1DSC_2944

Niềm vui bất chợt – ảnh: Tuyết Minh

xuan chinh (2)

Ảnh: Xuân Chính

Sông Quây Sơn-Trùng Khánh 2 - Nguyen Cong Binh

Sông Quây Sơn-Trùng Khánh – ảnh: Nguyễn Công Bình

Có thể nói Cao Bằng luôn là đề tài sáng tác vô tận cho giới nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Vẻ lạ lùng, kỳ vĩ, quyến rũ và rất nên thơ nơi đây đã in đậm trong các bạn, trong tôi, trong các NSNA Hà Nội chúng tôi. Những hình ảnh đẹp, đầy chất thơ ấy đã góp phần cho một chuyến đi sáng tác lần này của  Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội thật vui, thật hữu ích, thật ấn tượng và khó quên.

Reu phong - thach ban gioc - ngo minh dao

Rêu phong – Thác Bản Giốc – ảnh: Ngô Minh Đạo

DSC_7739

Chiều biên giới – ảnh: Bùi Sơn

Thác Bản giốc mùa nước cạn - ng cong binh 2

Thác Bản giốc mùa nước cạn – ảnh: Nguyễn Công Bình 

1 D an

Bình yên – ảnh: Đặng Đình An

XQ2X0148cp2x2a
Ảnh: Hà Quang Tuyến

BEP LUA VUNG CAO - phg anh tuan

Bếp lửa vùng cao – ảnh: Phùng Anh Tuấn

TAC NGHIEP - ph cong thang

Tác nghiệp – ảnh: Phạm Công Thắng

Vu quang ngoc - Lối về

Lối về – ảnh: Vũ Quang Ngọc

  Tác giả bài viết: NSNA Tuyết Minh

Tin liên quan