(Nhiếp ảnh Hà Nội) … Có một thực tế là lâu nay ở mọi cuộc thi liên hoan ảnh nghệ thuật- Tổng hợp hoặc chuyên đề, từ địa phương đến khu vực ở trung ương… Kết quả sau đó đều xảy ra một luồng dư luận không “Tâm phục khẩu phục” về việc lựa chọn ảnh treo, xét tặng cho những tác phẩm.
Vì sao lại có hiện tượng cứ lặp đi lặp lại. Khen ít, chê nhiều như vậy; Mà ở đây phần lớn dư luận đều đổ lỗi cho các Ban giám khảo, các thành viên của nó thiếu trình độ, năng lực cả về lý luận lẫn chuyên môn; thậm chí có ý kiến hoài nghi, có hành vi tiêu cực trong việc chấm chọn ảnh treo và xét giải.
Để nhằm giảm thiểu phần nào những dị nghị, đàm tiếu xung quanh vấn đề này, tạp chí nhiếp ảnh Việt Nam số 1-2/2011 đã có loạt bài nói về việc “thẩm định ảnh”, coi đó như một biện pháp vừa nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm những thành viên được chọn vào các Ban giám khảo, qua đấy như muốn gửi thông điệp cảnh báo về phương cách tổ chức không mấy đổi mới trong các cuộc thi hoặc liên hoan ảnh, cứ mãi theo một lối mòn trong việc lựa chọn đề tài và các thành viên Ban giám khảo luôn chỉ dành cho các quan chức thuộc Hội.
Sáng kiến đề cao vai trò công việc “thẩm định ảnh” được nhiều người hoan nghênh, nhưng không đủ liều lượng để xoay chuyển tình hình, không sơ kết, tổng kết để khai thác giải pháp, nên đã nhanh chóng chìm vào quên lãng. Có một điều mà cho mãi đến nay, không ít ý kiến trong giới nhiếp ảnh và cả bên ngoài cho rằng- Nhiếp ảnh tạo ra tác phẩm là từ phương tiện hành nghề ngày một tinh xảo và hiện đại, chứ ít thấy bóng dáng trí tuệ của người cầm máy- đó là yếu tố sáng tạo trong bố cục, góc chụp, lựa chọn ánh sáng vừa thời cơ bấm máy… được thể hiện, biểu hiện trong tác phẩm.
Có một câu hỏi đặt ra – Vì sao các Hội chuyên ngành bạn ít xảy ra hiện tượng tranh cãi sau mỗi cuộc thi, xét giải thưởng. Điều này không khó lý giải vì các Hội chuyên ngành mọi thể loại đã phân định rõ ràng. Ví dụ như Mỹ thuật, tranh tả thực khác với áp phích; Điện ảnh- phim truyện không giống phim thời sự, tài liệu; Văn học- tiểu thuyết khác với thơ ca…Nhìn chung để tạo nên tác phẩm mỗi loại hình (thể loại) đều cấu trúc khác nhau. Còn nhiếp ảnh, kể từ khi thành lập Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội nhiếp ảnh Nghệ Thuật Hà Nội cũng như các Hội nhiếp ảnh trong cả nước chưa hề có một cuộc hội thảo hoặc văn bản tài liệu nào xác định nhiếp ảnh có bao nhiêu thể loại, gồm những thể loại nào. Chính sự không rõ ràng đấy đã dẫn đến sự cảm nhận chung chung và trở nên thiếu đồng nhất về nhận thức, đặc biệt mỗi khi triển lãm diễn ra như đã nói.
Hiện nay đang có một trào lưu đòi hỏi các nhà lý luận phê bình, các học giả và lãnh đạo các Hội nhiếp ảnh, cần sớm phân định rõ ràng thể loại trong nhiếp ảnh, điều này không chỉ gỡ rối sự bùng nhùng lâu nay quan niệm và nhận thức tràn lan về nhiếp ảnh: Thế nào là ảnh nghệ thuật, thế nào là ảnh ý tưởng, đâu là ảnh kỷ niệm, đâu là ảnh báo chí… với những định nghĩa khúc triết cũng như tiêu chí cụ thể và những giá trị của nó, không thể đánh đồng về công sức, sự cống hiến và tiền bạc trong ngành nhiếp ảnh. Giải thưởng, nhuận bút một cuốn tiểu thuyết khác với một tập thơ; Bản nhạc giao hưởng khác với một ca khúc; Một bộ phim truyện không thể ngang bằng với phim thời sự, tài liệu… Vấn đề này đối với nhiếp ảnh là khó, nhưng không thể không phân loại, để dần loại bỏ lối làm việc theo cảm tính, tiếu rõ ràng, làm ảnh hưởng đến giá trị chung và lợi ích riêng biệt.
Xin kể một câu chuyện: Trước tình hình chấm chọn ảnh như đã nói, tôi luôn bảo lưu ý kiến – Ngành nhiếp ảnh phải được định danh các loại hình như các bộ môn khác, đặc biệt phải định rõ thế nào mới gọi là ảnh nghệ thuật- Kể cả định nghĩa và phương pháp biểu hiện chứkhông thể chung chung như lâu nay. Ông bạn tôi- một người lâu năm trong nghè với một giọng cao đạo bảo: “Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật, chỉ có người chụp ảnh nghệ thuật, chứ làm quái gì có ảnh nghệ thuật. Ông còn dẫn chơngs để khẳng định- ở Châu âu người ta không phân biên đâu là ảnh nghệ thuật, đâu không phải là ảnh nghệ thuật, trừ Trung Quốc?!.
Một chuyện hác: Năm 2012 tôi được tham gia làm thành viên BGK chấm chọn ảnh trong cuộc thi “Biên giới- Biển- Đảo”. Không nói thì ai cũng biết, đây là cuộc tập hợp ảnh (mang tính chuyên đề0 không chỉ có tính thời sự mà tính tư liệu rất cao, giúp cho việc bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc lâu dài. Trong cuộc triển lãm này có một tấm ảnh mà tôi cho rằng rất đúng chủ đề cuộc thi- đó là bức ảnh Thủ tướng hai nước Việt Nam- Campuchia năm tay nhau đứng bên cột mốc trong lễ khánh thành, tôi đã hai lần bỏ phiếu vẫn không đủ điểm để đưa vào triển lãm. VÌ có ý kiến: Bức ảnh đó thiếu nghệ thuật!!!
Thế đấy, sự lẫn lộn hay là sự lầm lãn giữa nghệ thuật và không nghệ thuật thật mỏng manh và điều này dường như trở nên cố hữu cứ tồn tại mà chưa biết đến khi nào mới thoát ra được. Sự chậm trễ đến cực đoan trong việc phân định thể loại trong nhiếp ảnh thật sự đang tác động đến nhiều mặc, nhiều việc. Vì thế không chỉ giới lãnh đạo nhếp ảnh mà các cơ quan chức năng Nhà nước cũng cần phải lưu tâm, để làm sao cho Ngành nhiếp ảnh thực sự có vai trò đa dụng trong cuộc sống, ngay tên Hội cũng phải được thống nhất từ Trung ương xuống Nghệ sĩ; Hà Nội họi Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật; TP Hồ Chí Minh gọi Hội Nhiếp ảnh… Rồi ngày truyền thống còn hiểu khác nhau.
Cần nhớ rằng, ngày ra đời của một con người, một tổ chức, một cuốc gia… phải lấy ngày sinh làm ngày truyền thống. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh lấy ngày Hồ Chủ tịch ban hành sắc lệnh thành lập “quốc doanh chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” làm ngày truyền thống của mình là sự ngộ nhận, trừ khi Hội được đổi tên thành Hội Nhiếp ảnh Việt Nam. Nhưng kể cả khi được đổi tên Hôi, ngày truyền thống cũng phải được bàn kỹ, lấy ngày lần đầu tiên du nhập nhiếp ảnh vào Việt Nam (1869) hay ngày sắc lệnh ra đời (15/3/1953)??? Ngày truyền thống nên nghĩ dơn thuần chỉ là ngày kỷ niệm, mà ý nghĩa của nó vượt trội vì lòng tự hào do sự cống hiến cho cuộc sống xã hội của một ngành nghề đem lại.
Cuốn lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam đến nay vẫn chưa được ra đời, không phải vì đội ngũ nhiếp ảnh không làm được, mà cái vướng duy nhất của nó là cớ chế, mà Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh nếu chỉ đại diện cho loại ảnh nghệ thuật, chưa hội đủ quyền lực; Còn nếu cứ “ép” phải ra đời, thì đó là một việc làm chưa cân nhắc thấu đáo.
Một việc nữa- theo dư luận Hội NSNA và những thành viên rất “sính” những mỹ từ như: nghệ sĩ, A. AVPA- E.ESVAPA… nhằm để tôn vinh cho tổ chức và hội viên nhưng không mấy phổ cập trong xã hội, nên quyền lợi thực dành cho hội viên là con số không (0)
Có lẽ đã đến lúc giới nhiếp ảnh cần sự đổi mới cả về tổ chức và điều hành hoạt động, không nên dập theo khuân mẫu cũ. Nhưng để làm được điều này, trước hết cần đẩy mành nhiều cuộc hội thảo với những chủ để khác nhau để tìm ra những giải pháp hiệu nghiệm. Bởi lý luận thường gợi mở cho một quá trình tìm kiếm để dần đi vào quĩ đạo ổn định của một Hội chuyên ngành, xứng đáng đại diện cho tát cả, giống như Hội Văn, dù một bài thơ, một câu ca dao nó cũng thuộc về nền văn học, để hun đục nên một nền văn hiến.
Việc cứ chụp ảnh rồi lại triển lãm; Triển lãm xong xếp đấy, ảnh đẹp không mấy ai nhắc đến, ảnh lạc đề, lạc thể loại hoạc kém giá trị về mức độ truyền cảm cũng không ai hay, thì những việc làm hùng hục chẳng mấy ý nghĩa có khác gì một lực điền trền thửa ruồng của mình sẽ trở nên nhàm chán!…
Tác giả bài viết: Xuân Liễu