Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

(Du lịch) Những đồi chè xanh ngút ngàn nằm giữa vùng nước ở huyện biên giới của Nghệ An đã trở thành điểm du lịch vài năm trở lại đây.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Nằm trên đường Hồ Chí Minh, gần vùng biên giới với Lào, cách thành phố Vinh chừng 50 km và Cửa Lò khoảng 70 km, đồi chè Thanh Chương (Nghệ An) có khung cảnh lạ mắt khi được bao quanh bởi mặt nước. Hơn 50 năm trước, nơi đây là hồ thủy lợi được xây dựng với mục đích tưới tiêu cho hơn 700 ha lúa nước của 2 xã Thanh An và Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương. Người dân vùng này bắt đầu trồng chè cách đây khoảng 3 năm. Hiện có gần 200 hộ dân trồng chè với diện tích hơn 400 ha.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Với đồi chè Mộc Châu, Thái Nguyên hay Đà Lạt, du khách có thể đi bộ vào chơi ở những cánh đồng bát ngát, trải dài tít tắp thì Thanh Chương sẽ làm bạn ngạc nhiên khi để tham quan, bạn phải ngồi thuyền.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Mỗi đảo chè có diện tích khoảng 1 ha, được canh tác và đánh luống khác nhau. Hiện chỉ có khoảng 10 đảo chè cho phép du khách ghé chân vào chơi.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Không khí ở đây mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 17 đến 28 độ C, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng chè.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Một số hộ dân dựng các lán trên đảo, vừa để trông nom chè vừa phục vụ du khách nước trà xanh, kẹo lạc, kẹo cu-đơ; cho thuê mũ nón, trang phục, dụng cụ hái chè…

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Từ năm 2017, ông Nguyễn Công Cần (72 tuổi) bắt đầu xây nhà tạm trên đảo để giữ chè, nhà bè và cuốc cỏ. Theo ông, khách du lịch đến đây đông hơn cũng từ năm này. “Khách chủ yếu tới tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh”, ông nói.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Anh Thành ở cách đồi chè không xa, ngày nào anh cũng đi từ nhà đến đảo để cho trâu ăn cỏ đồng thời canh giữ các luống chè.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Theo một người canh tác tại Thanh Chương, mỗi năm có khoảng 8 lứa chè được thu hoạch. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi lần hái chè thu về được khoảng vài chục triệu đồng. Ước tính thu nhập bình quân của gia đình dao động gần 200 triệu đồng một năm.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Có hàng chục chiếc thuyền máy luôn sẵn sàng phục vụ du khách với mức vé khoảng 30.000 đồng một lượt nếu ghép đoàn. Bạn cũng có thể thuê nguyên chuyến tham quan với giá từ 150.000 đồng. Mỗi thuyền chở tối đa khoảng 20 người. Hầu hết nhà thuyền đều do người dân địa phương chủ động khai thác.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Sáng sớm là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá ốc đảo chè duy nhất ở Việt Nam. Bạn nên chuẩn bị áo khoác vì không khí lúc này khá lạnh.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Những chiếc thuyền máy xuôi theo lòng hồ, rẽ nước, xé tan màn sương mờ ảo đưa bạn đi sâu vào bên trong. Mùi thơm của chè xộc thẳng vào mũi kèm bầu không khí trong lành sẽ giúp bạn thư giãn và lấy lại năng lượng.

Ốc đảo chè có một không hai ở vùng biên giới Việt Nam

Không chỉ tham quan trong ngày, bạn có thể dành hẳn hai ngày một đêm để ở lại đồi chè Thanh Chương. Hiện có một số homestay đã được người trong vùng dựng lên để phục vụ khách nghỉ qua đêm. Giá phòng trung bình khoảng 150.000 đồng một đêm.

Khám phá cuộc sống của người dân tộc Thái, tìm các thác nước nằm sâu trong bản làng hay thưởng thức món gà đồi là những trải nghiệm bạn không thể bỏ qua khi dừng chân ở xứ Nghệ.

Tin liên quan