Thành cổ Sơn Tây, không gian đi bộ thứ tư của TP Hà Nội, dài 820 m, tổng diện tích đất sử dụng 34.550 m2.
Theo quy hoạch, phố đi bộ ở thị xã Sơn Tây gồm 4 tuyến phố là Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, một phần phố Lê Lợi và Phó Đức Chính.
Điểm đầu của phố đi bộ là cổng cũ trụ sở UBND thị xã Sơn Tây ở phố Phó Đức Chính. Ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng ban Quản lý Di tích làng cổ Đường Lâm (đơn vị tham gia ý tưởng và phát triển không gian phố đi bộ), cho biết tuyến phố đi bộ sẽ là điểm kết nối không gian di sản bên trong thành cổ và bên ngoài.
Đoạn đường phía trước tổ hợp Nhà thiếu nhi, Trung tâm Văn hóa Thể thao Sơn Tây và nhà thi đấu sẽ được sử dụng để tổ chức các sự kiện văn hóa, vui chơi, nghệ thuật đường phố…https://a97bc10f804767c65aac8e991ee4c496.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Phía trước sân vận động là nơi đặt 50-70 gian hàng ẩm thực xứ Đoài. Ngoài ra, các gia đình trong khu vực này có thể kinh doanh mặt hàng hiện có.
Cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung – Nguyễn Thái Học) là điểm cuối tuyến phố đi bộ. Để thuận tiện cho người dân tới vui chơi giải trí dịp cuối tuần, phố đi bộ thị xã Sơn Tây bố trí 4 điểm đỗ xe trên phố Trần Hưng Đạo, Phó Đức Chính, vườn hoa trung tâm và phố Phùng Hưng.
Chính quyền thị xã Sơn Tây đã cho chỉnh trang lại đường, vỉa hè, cải tạo cảnh quan phố đi bộ, sơn kẻ vạch đường các tuyến phố; lắp đặt biển thông tin, biển chỉ dẫn quanh hào thành cổ. Thời gian tới sẽ có thêm cổng chào, đèn trang trí. Trung tâm Văn hóa thị xã Sơn Tây cũng lên kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại phố đi bộ.https://a97bc10f804767c65aac8e991ee4c496.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Con đường bao bên ngoài thành cổ gắn với những giá trị lịch sử. Thời gian hoạt động phố đi bộ từ 19h thứ bảy đến 12h chủ nhật hàng tuần.
Không gian bên trong thành cổ cũng đã được cải tạo như trồng thêm cỏ, lát mới đường đi, lắp ánh sáng vào điện Kính Thiên… giúp du khách có thêm không gian để thưởng ngoạn, chụp hình lưu niệm.
Hệ thống nhà vệ sinh được làm mới bên trong và ngoài thành cổ.https://a97bc10f804767c65aac8e991ee4c496.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Những ngày tới, giếng Ngọc trong thành cổ sẽ được thả cá koi và nuôi thêm chim bồ câu, tạo điểm đến hấp dẫn. Phòng Quản lý đô thị của thị xã Sơn Tây cho biết, công tác chuẩn bị đã đạt 80% tiến độ và sẽ kịp hoàn thành để khai trương tuyến phố đi bộ vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Khi đi vào hoạt động, phố đi bộ thị xã Sơn Tây sẽ là không gian đi bộ thứ tư của Hà Nội, sau các tuyến đường quanh Hồ Gươm; khu phố cổ Hà Nội (Hàng Đào – Đồng Xuân, khu bảo tồn cấp 1 phố cổ Hà Nội, khu vực mở rộng phía Nam khu phố cổ Hà Nội) và phố Trịnh Công Sơn.
Bản đồ tuyến phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây. Thành cổ được xây dựng vào năm 1822, là công trình kiến trúc quân sự cổ độc đáo bậc nhất Việt Nam được xây dựng bằng đá ong.
Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây là một trong năm đô thị vệ tinh của Hà Nội với các chức năng chính là du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, dịch vụ thương mại trên cơ sở bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.