Quảng Trị trước và sau ngày thống nhất

Gần 50 năm sau ngày thống nhất, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc hay thành cổ Quảng Trị đã được xây mới, tôn tạo, trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Click để lật ảnh

Năm 1954, theo Hiệp định Genève, sông Hiền Lương ở vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời chia đôi tỉnh Quảng Trị. Vừa là chiến trường, vừa là tiền tuyến, Quảng Trị hứng chịu khối bom đạn khổng lồ. 83% diện tích đất toàn tỉnh bị ô nhiễm bom mìn.

Nhân dịp 75 năm ngày Thương binh liệt sĩ và hướng đến lễ hội Vì hòa bình, Viện phim Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) tổ chức triển lãm “Quảng Trị – Điểm đến của ký ức”. 200 bức ảnh, áp phích được trưng bày với nội dung về chiến tranh, nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn và điểm đến an toàn, thân thiện.

Trong ảnh, cầu Hiền Lương bị đánh sập năm 1974 nên cầu phao được xây dựng để nhân dân đi tạm. Sau này, cầu Hiền Lương được phục dựng, trở thành điểm tham quan. Một cây cầu mới được xây dựng kế bên phục vụ phát triển kinh tế xã hội.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Công sự ở địa đạo Vịnh Mốc, huyện Vĩnh Linh, được xây dựng lại để phục vụ khách du lịch.

Từ tháng 5 đến 7/1967, nhà làm phim Hà Lan Joris Ivens và vợ Marceline Loridan đã sống tại đây để thực hiện nhiều bộ phim về chiến tranh nhân dân, trong đó có phim Vĩ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân. Năm 2020, Việt Nam truy tặng Huân chương Hữu nghị cho Joris Ivens.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Toàn huyện Vĩnh Linh có 114 địa đạo và hệ thống làng hầm, nhưng hiện chỉ có Vịnh Mốc được khai thác du lịch. Trong ảnh là hai đứa trẻ trong một địa đạo năm 1970.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Năm 1972, để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán Paris, thành cổ Quảng Trị trở thành chiến trường ác liệt. Sau cuộc chiến 81 ngày đêm, hàng nghìn người đã ngã xuống.

Cổng sau thành cổ Quảng Trị hiện nay và sau sự kiện năm 1972. Ảnh: Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Quảng Trị.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Giao lộ Trần Hưng Đạo – Hùng Vương, TP Đông Hà, hiện nay. Tại góc giao lộ này hiện trưng bày một chiếc xe tăng M41 và một xe thiết giáp thu được ở chiến trường Quảng Trị năm 1972.

Năm 1973, Chủ tịch Cuba Fidel Castrol là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tới Quảng Trị – vùng giải phóng Nam Việt Nam ngay sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết (1/1973). Năm 1973, khu vực này có một tháp canh cao xây kiểu lô cốt phục vụ canh phòng, bảo vệ nhà ga Đông Hà và án ngữ đường 9. Hiện, lô cốt đã bị phá.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Ngay sau giải phóng, cầu Đông Hà bị đánh sập. Chợ Đông Hà họp bên sông Hiếu, người dân phải dùng thuyền để đi lại. TP Đông Hà ngày nay khang trang, hiện đại hơn.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Sau 1975, Quảng Trị nhận được hỗ trợ từ nhiều nước để tái thiết. Trong đó, Hà Lan tài trợ một bệnh viện lắp ghép tại TP Đông Hà. Bệnh viện được xây dựng từ năm 1975 đến 1977.

Sau gần 50 năm, khu đất trống ngày trước nay rợp bóng cây xà cừ. Hiện nay, phần lớn bệnh viện cũ được tháo dỡ, chỉ còn lại một dãy nhà. Một căn phòng trong dãy nhà cũ được cải tạo để làm nhà trưng bày của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam.

Khu vực này trở thành trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị và trụ sở của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam tại Quảng Trị.Click để lật ảnhClick để lật ảnh

Nhà máy xi măng theo công nghệ lò đứng được xây dựng sau ngày giải phóng phục vụ phát triển kinh tế. Nhà máy này hiện ngừng hoạt động. Ảnh: Hồ Thanh Thoan

Từ năm 1995 đến nay, Quảng Trị nhận được hỗ trợ từ nhiều tổ chức quốc tế để rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh. Đến nay, các tổ chức này đã giúp hơn 27.000 ha đất đai khỏi ô nhiễm bom mìn, xử lý 780.000 bom mìn, vật nổ. Qua hoạt động khảo sát kỹ thuật, Quảng Trị còn 53.000 ha ô nhiễm bom chùm. Ảnh: MAG

Tin liên quan