(Nhiếp ảnh Hà Nội) Vườn quốc gia Ba Vì cách trung tâm Thủ Đô 60km về phía Tây; có tổng diện tích là 9.702,41ha thuộc địa giới hành chính của 15 xã thuộc ba huyện của thành phố Hà Nội và hai huyện của thành phố thuộc tỉnh Hoà Bình.
Công tác tái thả động vật hoang dã đủ điều kiện về tự nhiên
Vườn quốc gia Ba Vì không chỉ có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên mà còn là di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học và kết hợp với tham quan, học tập và du lịch.
Công tác tái thả động vật hoang dã đủ điều kiện về tự nhiên
Cùng với công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn hệ thực vật, Vườn quốc gia Ba Vì luôn quan tâm bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ động vật tại Vườn. Trong các năm qua, Vườn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội, Chi cục Kiểm lâm (KL) Hà nội với việc đã nhiều lần tái thả các loài động vật quý, đủ điều kiện vào môi trường tự nhiên tại Vườn.
Toàn cảnh Lễ đón nhận Quyết định Công nhận Cây di sản Việt Nam và tái thả động vật hoang dã đủ điều kiện về tự nhiên
Phát huy những kết quả đã đạt được, ngày 27/02/2024, được sự đồng ý của Sở NN&PTNT Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội, Vườn tiếp tục tái thả 174 cá thể chim thuộc 10 loài khác nhau, trong đó có một số loài quý như Cắt lớn, Vẹt ngực đỏ, Khươú bạc má… đủ điều kiện theo quy định để bổ sung và làm giàu thêm cho 345 loài động vật hiện có tại Vườn Quốc Gia Ba Vì.
Các đại biểu tham dự buổi lễ
Tới dự Lễ đón nhận Quyết định Công nhận Cây di sản Việt Nam và tái thả động vật hoang dã đủ điều kiện về tự nhiên có ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT; TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; GS.TS. Đăng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam; Nhà giáo Ưu tú, PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam; Ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Động vật Hoang Dã Hà Nội; Ông Tạ Duy Long, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Động vật Hoang Dã Hà Nội; Ông Lê Minh Tuyên, Chi Cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội; Ông Phạm Quang Vinh, Chi cục Phó Chi cục Kiểm lâm Hà Nội; Ông Đỗ Hữu Thế, Bí Thư Đảng ủy, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì; Ông Đỗ Thanh Hùng, Phó Bí Thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì; Ông Chu Ngọc Quân, Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì cùng đông đảo cán bộ nhân viên Vườn Quốc gia Ba Vì, báo đài Trung ương và Hà Nội.
Nhà giáo Ưu tú, PGS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam công bố Quyết định Công nhận Cây di sản Việt Nam bDSC_7630
Cùng ngày, quần thể cây Bách xanh trên đỉnh Tiểu Đồng gồm những cây có tuổi đời hàng trăm năm tồn tại trong một điều kiện lập địa rất khắc nghiệt với dông núi cao và những tảng đá lớn được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công bố và trao Quyết định công nhận là Cây di sản Việt nam.
Lễ đón nhận Quyết định Công nhận Cây di sản Việt Nam và tái thả động vật hoang dã đủ điều kiện về tự nhiên
Trước những thách thức của việc rừng bị xâm hại, quần thể chim hoang dã đối mặt với nạn săn bắt thì việc công nhận cây di sản đối với quần thể cây Bách xanh và tái thả động vật hoang dã về với tự nhiên là những hoạt động thiết thực cần phải được lan toả trong cộng đồng, nhằm thay đổi thói quen của một số cá nhân từ suy nghĩ tiêu cực là “chim trời, cá nước, củi rừng” nghĩa là mọi người được tự do khai thác, hái lượm, săn bắt… sang suy nghĩ và thói quen tích cực là chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã.
Ông Đỗ Hữu Thế, Bí Thư Đảng ủy, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Vì phát biểu tại buổi lễ
Để ngăn chặn hoạt động phá rừng và xâm hại động vật hoang dã không hề dễ, nhưng chúng ta cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã thì chắc chắn sẽ thành công và thành công rực rỡ.
Bài, ảnh: NSNA Đức Kiên