Ảnh chụp trên cao những vùng nước ô nhiễm nhất thế giới

Sông Citarum (Indonesia), sông Tame gần Denton (Anh), hay sông Tiete (Brazil) là những vùng nước ô nhiễm nhất thế giới.

Trông như bãi rác, nhưng đây thực chất là dòng sông Citarum tại Bandung, Indonesia. Bức hình được chụp vào ngày 15/3/2021. Đây là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Chính phủ Indonesia đã có kế hoạch làm sạch con sông này, với mục tiêu biến nó thành một nguồn nước có thể uống được vào năm 2025. Nhưng ở thời điểm hiện tại, các nguồn nước thải từ khu dân cư và công nghiệp vẫn tiếp tục đổ ra đây

Ảnh chụp ngày 15/3/2021 cho thấy rác thải sinh hoạt trôi nổi trên dòng sông Citarum ở Bandung, Indonesia. Chính phủ đất nước này từng cam kết làm sạch sông Citarum – dòng sông được coi là ô nhiễm nhất thế giới và làm cho nguồn nước có thể uống được vào năm 2025. Song hiện tại, các nguồn nước thải từ khu dân cư và công nghiệp vẫn tiếp tục đổ ra đây.

Sông Pisang Batu (Jakarta, Indonesia) ngày 16/3/2021. Con sông nằm ở ngoại ô thành phố trở nên nổi tiếng vào năm 2019, sau khi chứng kiến số rác thải trôi nổi phủ kín 1,5km mặt nước. Con sông hiện đã có ít rác thải hơn sau các chiến dịch thu dọn, nhưng mặt nước vẫn đen kịt, bốc mùi hôi thối

Cũng ở Indonesia, từ trên cao cho thấy mọi người đang câu cá trên một cây cầu gỗ ở sông Pisang Batu, chảy qua khu vực đông dân cư và bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, ở Bekasi, ngoại ô Jakarta, ngày 16/3/2021. Sông Pisang Batu trở nên nổi tiếng vào năm 2019 sau khi rác nhựa và rác hữu cơ từ các hộ gia đình gần đó phủ hoàn toàn bề mặt trải dài 1,5 km. Con sông hiện đã có ít rác thải hơn sau các chiến dịch thu dọn, nhưng mặt nước vẫn đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Sông Tame gần Denton, Anh Quốc ngày 17/3/2021. Trông có vẻ yên bình, nhưng con sông này được ghi nhận có mức ô nhiễm rác vi nhựa lớn hơn bất kỳ đâu trên thế giới

Sông Tame gần Denton, Anh ngày 17/3/2021. Một báo cáo của Đại học Manchester vào năm 2018 cho biết, sông Tame có mức độ ô nhiễm vi nhựa lớn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới vào thời điểm đó.

Chiếc hồ trong xanh này nằm ở Yatagan, Thổ Nhĩ Kỳ, và nó là một cái hồ nhiễm độc. Nguồn nước tại đây bị ô nhiễm nặng nề vì nước thải và tro rác từ nhà máy năng lượng Yatagan gần đó. Phân tích thành phần cho thấy trong nước có các kim loại nặng như selenium, cadmium, boron, nickel, đồng, kẽm... Chúng rò rỉ vào đất, lọt vào dòng nước ngầm, gây ảnh hưởng đến khu vực trồng trọt xung quanh

Đây là hình ảnh những cái cây thối rữa trong lòng một hồ nước nhiễm độc gần thị trấn Yatagan ở phía tây nam tỉnh Mugla, Thổ Nhĩ Kỳ, chụp ngày 24/12/2021. Nguồn nước tại đây bị ô nhiễm nặng nề vì nước thải và tro rác từ nhà máy năng lượng Yatagan gần đó. Phân tích thành phần cho thấy trong nước có các kim loại nặng như selenium, cadmium, boron, nickel, đồng, kẽm… Chúng rò rỉ vào đất, lọt vào dòng nước ngầm, gây ảnh hưởng đến khu vực trồng trọt xung quanh.

Hồ băng Baikal của Nga, chụp vào ngày 8/3/2021. Đây là một trong những nguồn nước sạch nhất thế giới. Tuy nhiên, ô nhiễm và sự phát triển của cỏ dại đang khiến vi sinh vật, tảo và các loài thân mềm vốn chịu trách nhiệm lọc nước bị ảnh hưởng. Dù nhà máy sản xuất giấy cạnh hồ đã đóng cửa được 7 năm, nhưng mức ô nhiễm đã gia tăng rất mạnh kể từ thời điểm đó, bởi những gì còn sót lại từ các ngành công nghiệp kể trên

Những chiếc xuồng lượn trên mặt băng của hồ Baikal gần làng Bolshoye Goloustnoye ở vùng Irkutsk, Nga, ngày 8/3/2021. Đây là một trong những hồ chứa nước ngọt sạch nhất thế giới. Tuy nhiên, ô nhiễm và sự phát triển của cỏ dại đang khiến vi sinh vật, tảo và các loài thân mềm vốn chịu trách nhiệm lọc nước bị ảnh hưởng. Nhà máy sản xuất giấy cạnh hồ đã đóng cửa được 7 năm, nhưng mức ô nhiễm đã gia tăng rất mạnh kể từ thời điểm đó, bởi những gì còn sót lại từ các ngành công nghiệp kể trên.

Rác thải tràn ngập vịnh Guanabara (Rio de Janeiro, Brazil) tháng 3/2021. Một trong những di sản của Olympic 2016 là dọn dẹp thành công vùng vịnh này. Nhưng sau 4 năm, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều

Rác thải tràn ngập vịnh Guanabara, Rio de Janeiro, Brazil, ngày 17/3/2021. Một trong những di sản của Olympic 2016 là dọn dẹp thành công vùng vịnh này. Nhưng sau 4 năm, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều, theo dữ liệu từ Viện Môi trường bang Inea.

Dòng nước thải chảy thẳng ra vịnh Hann (Senegal). Việc xây dựng các cơ sở xử lý nước thải thiếu hợp lý đã khiến vùng nước tại đây ô nhiễm nặng nề. Chúng tôi sống trong bệnh tật, vì mọi gia đình đều tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước này, - trích lời Pape Malick Ba, một cư dân địa phương

Dòng nước thải chảy thẳng ra vịnh Hann, Senegal. Việc xây dựng các cơ sở xử lý nước thải thiếu hợp lý đã khiến vùng nước tại đây ô nhiễm nặng nề. “Chúng tôi sống trong bệnh tật, vì mọi gia đình đều tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước này,” Pape Malick Ba, một cư dân địa phương cho biết.

Chiếc sofa bị bỏ lại trên sông Tiete, thuộc Công viên sinh thái Tiete của Sao Paulo, Brazil. Con sông này là một trong những nơi ô nhiễm nhất đất nước, khi toàn bộ 100km sông để tràn ngập những vùng nước chết, bốc mùi hôi thối

Chiếc sofa bị bỏ lại trên sông Tiete, thuộc Công viên sinh thái Tiete của Sao Paulo, Brazil, ngày 17/3/2021. Con sông này là một trong những nơi ô nhiễm nhất đất nước, khi toàn bộ 100km sông để tràn ngập những vùng nước chết, bốc mùi hôi thối.

Hồ Potpecko - nằm gần đập thủy điện ở thị trấn Priboj, Serbia hồi tháng 1/2021. Những chiếc thuyền là của các công nhân thu gom rác, lạc lõng giữa hàng tấn rác thải khiến cửa đập gần như nghẽn lại. Con sông Lim đổ vào hồ đang dần trương lên vì tuyết tan, và nó mang theo hơn 20.000 m3 rác nhựa dọc theo con sông ấy. Số rác thải này đe dọa khả năng vận hành của đập thủy điện, buộc chính quyền địa phương phải tiến hành thu dọn

Các công nhân đang thu gom rác nhựa rải rác trên hồ Potpecko bị ô nhiễm nằm gần đập thủy điện ở thị trấn Priboj, Serbia ngày 29/1/2021. Con sông Lim đổ vào hồ đang dần trương lên vì tuyết tan, và nó mang theo hơn 20.000 m3 rác nhựa dọc theo con sông ấy. Số rác thải này đe dọa khả năng vận hành của đập thủy điện, buộc chính quyền địa phương phải tiến hành thu dọn.
Ô nhiễm nước đang là một vấn đề khiến cả thế giới đau đầu. Có khoảng 4 tỷ người trên thế giới đang phải chịu cảnh thiếu nước ít nhất là một tháng trong năm, và khoảng 1,6 tỷ người – gần 1/4 dân số thế giới không được tiếp cận với nước sạch, theo số liệu thống kê của Liên hợp Quốc (UN)

Tin liên quan