Thu hoạch mật ong nhãn

Tháng 3, khi hoa nhãn nở bung, cũng là thời điểm thu hoạch mật của những người nuôi ong ‘du mục’.21

Tháng 3, hoa nhãn nở rộ ở Hưng Yên, người nuôi ong từ khắp nơi tìm đến bãi đất trống cạnh vườn nhãn lấy mật. Những thùng ong xếp ngay ngắn trên tỉnh lộ 379 qua xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, chiều 30/3.

Tỉnh Hưng Yên hiện có hơn 3.000 ha trồng nhãn, với hơn 10.000 đàn ong lấy mật, chủ yếu ở TP Hưng Yên, các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ…

Vừa kết thúc vụ mật hoa vải ở Bắc Giang, gia đình chị Đỗ Thị Mai (xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu) chuyển 400 thùng ong về quê nhà đúng lúc hoa nhãn bung nở. Để thuận tiện trông nom và thu hoạch mật, gia đình chị dựng lán tạm, ăn ngủ tại chỗ.

“Nuôi ong khá bếp bênh, phụ thuộc vào thời tiết. Nếu nắng ấm, ong sẽ tích cực lấy mật, chỉ sau 4 ngày là thu hoạch. Nhưng nếu mưa thì mất khoảng một tuần do hoa bị trôi hết mật”, chị Mai nói. 24 năm theo nghề, chị Mai đi khắp các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.

Những con ong nội (ong bản địa) tìm mật hoa nhãn trong ngày thời tiết mưa, ẩm. Hiện nay, người nuôi ong ở Hưng Yên chủ yếu nuôi hai giống là ong nội và ong Ý. Giống ong Ý to, khỏe, nhưng mật màu đục; ong nội mật thơm và trong.https://d53a756b597455ac3d4955dbb5186e29.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Con ong chúa được người nuôi kiểm tra trước khi gỡ thùng thu mật.

Khi lấy mật, gia đình chị Mai phải thuê nhân công từ Lục Ngạn (Bắc Giang). Nhóm thợ đeo găng tay, đội mũ trùm đầu và dùng vòi phun sương làm ướt cánh ong khi mở thùng nhằm hạn chế ong bay nhiều.

Với 400 tổ ong, họ mất hơn 2 tiếng để lấy mật, được trả công từ 400.000 đến 500.000 đồng mỗi người.

Mỗi khay ong lần lượt được kiểm tra lượng mật trên bề mặt sáp. Trong quá trình thu hoạch, ong thường được cho ăn thêm bột đậu tương trộn phấn hoa hoặc đường để nuôi ấu trùng.https://d53a756b597455ac3d4955dbb5186e29.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Hai người trong đội thu hoạch dùng cây chổi vải mềm loại bỏ những con ong đậu trên bề mặt sáp và bỏ bụi, sương đọng. Một mùa hoa nhãn chỉ cho khai thác mật trong 25-30 ngày, gia đình chị Mai thu hoạch khoảng 5-6 tấn mật.

Những khay sáp ong lần lượt được chuyển ra khu vực quay lọc mật.

Mỗi mẻ quay mật có hơn 20 khay sáp được xếp ngay ngắn trong chiếc phuy tự chế, bên dưới có chiếc van lớn để mật chảy ra ngoài.

Người quay mật đặt chiếc bình có chứa củi ẩm để tạo khói, đuổi những con ong lại gần.https://d53a756b597455ac3d4955dbb5186e29.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Mật ong hoa nhãn màu vàng óng, gần giống màu hổ phách, sánh quyện và thơm mùi hương hoa.

Người dân địa phương, khách qua đường xem các công đoạn thu hoạch và mua mật ong tại chỗ.

“Gia đình thường chọn đặt các thùng ong ở gần đường bởi tiện lợi cho mỗi lần thu hoạch, có thể quay mật cả ngày, người dân và người qua đường biết sẽ đến mua. Mật ong đến ngày khai thác một phần bán lẻ, một phần bán cho các mối mua buôn”, anh Trần Văn Thế, 45 tuổi, nói.

Mỗi năm, nếu thời tiết thuận lợi, một hộ nuôi ong có thể thu về 400-500 triệu đồng.

Tin liên quan